Trang chủ Tổng Hợp NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ TIN LÀNH

NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ TIN LÀNH

bởi admin
Mục sư Nguyễn Văn Huệ
SUY NGHĨ VỀ MẠNG LỊNH TRUYỀN BÁ TIN LÀNH
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ TIN LÀNH
Những vấn đề sau đây khiến nhiều người băn khoăn không biết có nên giảng Tin Lành hay không?
1. Thách thức của chủ trương không khoan nhượng tôn giáo. (The Challenge of Religious Intolerance). Đây là chủ trương của những nước không cho phép rao giảng Tin Lành. Chẳng hạn các nước theo Hồi giáo, hoặc các nước độc tài như Bắc Hàn. Các nước có bách hại tôn giáo.
2. Thách thức của chủ nghĩa đa thần. (The Challenge of Pluralism). Chủ nghĩa đa thần từ chối Chúa Giê-su là con đường duy nhất dẫn đến Đức Chúa Trời. Chủ nghĩa nẩy tin rằng có nhiều con đường dẫn đến Đức Chúa Trời và người ta có thể được cứu qua bất cứ tôn giáo đạo đức nào. Họ nói, chúng ta không cần giảng Tin Lành cho người Hồi Giáo hay Ấn Giáo hay Do Thái Giáo. Họ tin rằng cuối cùng mọi người đều sẽ được cứu.
3. Thách thức của chủ nghĩa đạo nào cũng tốt. (The Challenge of Inclusivism). Thay vì nói có nhiều con đường dẫn đến Đức Chúa Trời, nhóm nầy chủ trương rằng có nhiều con đường dẫn đến Chúa Giê-su. Họ chủ trương rằng những tín đồ chân thành của Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Giáo, Do Thái Giáo hay bất cứ tôn giáo nào khác chỉ có thể được cứu bởi Chúa Giê-su, bao lâu họ đi theo ánh sáng họ có, những người như thế không cần nghe Tin Lành hay kêu cầu Danh Chúa Giê-su.
4. Thách thức của chủ nghĩa hòa đồng tôn giáo. (The Challenge of an Unprincipled Ecumenism). Chúa Giê-su đã cầu nguyện để các môn đồ của Chúa hiệp nhất (Giăng 17:23). Chúa Giê-su cũng chỉ tỏ rằng thế gian sẽ biết ai là môn đồ Chúa họ khi thấy các môn đồ yêu thương lẫn nhau (Giăng 13:35). Thực tế có lời kêu gọi hiệp nhất của các giáo phái lớn như Công Giáo, nhưng điều nầy rất khó thành công vì người Tin Lành tin rằng không thể có sự hiệp nhất thật trừ khi sự hiệp nhất đó có căn cứ trên lẽ thật của Tin Lành.
5. Sự thách thức của sự phân chia các giáo phái. (The Challenge of Unwarranted Church Devisions). Các giáo phái thường chú tâm đến các niềm tin thứ yếu và truyền thống giáo hội không liên quan đến Tin Lành đến nỗi họ không chịu hiệp thông với các tín hữu khác bất đồng với họ về những truyền thống nầy. Sự chia rẽ và bất đồng của chính các tín đồ của giáo phái đã ngăn trở nhiều cho việc giảng Tin Lành và các hình thức làm chứng khác.
6. Sự thách thức của việc thiếu kiến thức của Phúc Âm. (The Challenge of Lack of Gospel Knowledge). Nhiều người dù là tín đồ hay chứng nhân vẫn chưa nắm vững ý nghĩa của Phúc Âm, vẫn không biết Chúa Giê-su cứu rỗi loài người như thế nào. Tôi xin bạn lưu ý về cách dùng chữ của người Việt. Tôi dùng chữ Phúc Âm đồng nghĩa chữ Tin Lành trong khi nhiều người chưa tin Chúa cứ nghĩ đến Tin Lành như một giáo phái. Người ta đang dùng chữ Tin Lành để phân biệt với Công Giáo La-mã hay Chánh Thống Giáo hay các giáo phái khác. Lúc đó Tin Lành được nghĩ đến như một Đạo khác với Đạo Công Giáo hay Phật Giáo. Thực ra Tin Lành chỉ có nghĩa là Phúc Âm hay tin mừng, tin tức tốt lành (Good News, Gospel).
7. Sự thách thức của bản tính tội lỗi cũ của chúng ta. (The Challenge of Our Old Sin Nature). Ngay cả sau khi trở nên Cơ-đốc nhân, chúng ta vẫn còn là những tội nhân, vẫn còn khuynh hướng lang thang xa khỏi Chúa (như chiên đi lạc). Chúng ta có thể bắt đầu phôi pha tình yêu ban đầu với Đấng Christ. Chúng ta có thể bắt đầu xem thường giá trị của Phúc Âm. Chúng ta không còn nhìn xem Chúa Giê-su nhưng bắt đầu chú tâm đến lợi lộc vật chất, danh tiếng.
Chúng ta phải làm gì?
– Chúng ta cần yêu Chúa hơn.
– Chúng ta cần nương dựa nhiều hơn trên quyền phép của Đức Thánh Linh trong đời sống hằng ngày.
– Chúng ta cần thành người cầu nguyện nhiều hơn.
– Chúng ta cần bày tỏ lòng thương xót và tình thương đối với người láng giềng lân cận mình.
– Chúng ta cần một sự hiểu biết tươi mới về Phúc Âm của Chúa Giê-su Christ.
– Chúng ta cần tin tưởng vững chắc hơn về Phúc Âm là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu người tin.
Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì đây là quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi người tin, trước là người Do Thái, sau là người Hi Lạp. Vì trong Tin Lành nầy, sự công chính của Đức Chúa Trời được bày tỏ từ đức tin đến đức tin, như có lời chép: “Người công chính sẽ sống bởi đức tin.” (Rô-ma 1:16-17).
– Từ đó, chúng ta sẽ không bắt ép ai theo Chúa, vì chúng ta hiểu rằng nếu Đức Thánh Linh không cáo trách tội lỗi của một người thì người đó sẽ không thể trở thành môn đồ của Chúa Giê-su được.
– Chúng ta sẽ có hy vọng rằng không điều chi có thể phân rẽ chúng ta ra khỏi sự yêu thương của Đức Chúa Trời, kể cả sự chết (Rô-ma 8: 35-38).
Tôi cảm ơn Chúa đã giúp tôi tìm được những lời cô đọng giới thiệu về ý nghĩa thật của Phúc Âm Cho Người Việt. Bởi một số những Giáo Sư, Học Giả từ Âu sang Mỹ. Thật đúng, thật có giá trị. Tôi chọn soạn theo THIS WE BELIVE, “The Gospel of Jesus Christ: An Evangelical Celebration,” The Committee on Evangelical Unity in the Gospel, Grand Rapids: Zondervan Publishing House, 2000.
SUY NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ CỦA TIN LÀNH
Ở Việt Nam, có lẽ ở Mỹ nữa, nhiều người Việt vẫn chưa hiểu rõ giá trị của Tin Lành đối với đời sống nhân loại. Phần lớn khi nghe đến hai chữ Tin Lành, người nghe cứ tưởng đây là việc tuyên truyền, giảng đạo, dụ dỗ đạo, chuyện lý thuyết không cần nghe, không quan trọng. Tin Lành chỉ được xem như một tôn giáo giống như Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Khổng, Đạo Lão, Đạo Cao Đài… Tệ hơn nữa Tin Lành là Đạo Mỹ, không phải đạo Việt Nam. Hay Tin Lành là một giáo phái thệ phản tách ra từ Giáo Hội Công Giáo La-mã từ thế kỷ 16. Hay Tin Lành là đạo Đại Hàn, là đạo lạc. Là tà đạo. Có nhiều phái quá không biết theo phái nào.
Có thể người Việt không dám bàn đến Tin Lành vì sợ bị thuyết phục tiếp nhận tin lành. Tin lành dành cho người có lòng lành. Có nhiều người đã lỡ theo đạo nhà, theo gia đình, theo cổ truyền, theo truyền thống, thường sợ mang tiếng phản bội, sợ bị lên án bội đạo, sợ mất quyền lợi.
Tôi nghĩ vấn đề chính ở đây là tin hay không tin. Tin là khó chứ không dễ. Tin phải trả giá cho sự thật. Sự thật mất lòng. Sự thật bạn là tội nhân đang ở trong tình trạng chống nghịch và phản loạn với Chúa. Bạn phải nhận mình là người đang cần được giải cứu. Bạn không thể tự giải cứu mình ra khỏi thân phận. Giống như dân Do Thái không thể tự mình thoát khỏi tay của người Ai Cập. Sau 430 năm mang ách nô lệ, người Do Thái đã kêu cầu Chúa và Chúa đã sai Môi-se đến cứu họ. Họ tin và vâng lời Môi-se, vị trung bảo duy nhất, nhờ đó Chúa đã cứu họ. Lịch sử giải cứu dân Do Thái là một bài học lớn nhất làm gương sáng cho loài người noi theo.
Do đó tin ai mới là điều quan trọng.
Ai có thể cứu tôi thoát khỏi số phận hư mất nầy? Người cứu hay Trời cứu?
Bạn tin Trời hay tin người?
Chỉ có một người trung bảo giữa người và Trời là Chúa Giê-su. Đó là lý do duy nhất chúng ta phải tin cậy nương nhờ bời vì Chúa Giê-su là Đấng trung bảo duy nhất do chính Đức Chúa Trời sai xuống.
Nếu không tin Chúa Giê-su thì bạn và tôi không cần đi theo một người hay một tổ chức nào hết. Tổ chức, phe phái là việc của loài người. Loài người không có khả năng tự cứu. Xưa nay ở đâu vẫn vậy, thời nào cũng vậy. Không dễ để một người thực sự tin Chúa. Tin đến mức phó thác cuộc đời cho Chúa mới gọi là tin. Tin Chúa là Đấng duy nhất có thể cứu rỗi mới gọi là tin. Chúa là Đấng có tính hay ghen. Bạn không thể cùng lúc yêu Chúa và yêu tiền, yêu của, yêu danh. Bạn không thể vừa nhờ Chúa mà cũng nhờ cậy các thần linh hay giáo chủ khác. Không chịu từ bỏ, bạn không thể nhận lãnh.
Tôi nghĩ chỉ có đọc Kinh Thánh và suy gẫm mới hy vọng giúp bạn thuyết phục để tin.
Mời bạn tiếp tục đọc Kinh Thánh và nhận định câu chuyện thật sau đây:
Vả, dẫu Chúa Giê-su đã làm bấy nhiêu phép lạ trước mặt chúng, họ cũng không tin Ngài, 38 để được ứng nghiệm lời nầy của đấng tiên tri Ê-sai:
Lạy Chúa, ai đã tin lời giảng chúng tôi,
Và cánh tay Chúa đã tỏ ra cho ai?
39 Vả lại, chúng không thể tin, vì Ê-sai lại có nói rằng:
40 Ngài đã khiến mắt họ mù, lòng họ cứng,
Hầu cho mắt chẳng thấy, lòng chẳng hiểu,
Không tự hối cải,
Và ta chẳng chữa lành cho.
41 Ê-sai nói điều đó, khi thấy sự vinh hiển của Ngài và nói về Ngài. 42 Nhưng, trong hàng quan trưởng cũng có nhiều người tin Đức Chúa Giê-su; song vì cớ người Pha-ri-si, nên không xưng Ngài ra, sợ bị đuổi khỏi nhà hội chăng. 43 Vì họ chuộng danh vọng bởi người ta đến hơn là danh vọng bởi Đức Chúa Trời đến.
44 Tuy vậy, Đức Chúa Giê-su cất tiếng phán rằng: Ai tin ta, chẳng phải tin ta, nhưng tin Đấng đã sai ta đến. 45 Còn ai thấy ta, là thấy Đấng đã sai ta đến. 46 Ta là sự sáng đã đến thế gian, để ai tin ta, chẳng ở nơi tối tăm nữa. 47 Lại nếu kẻ nào nghe lời ta mà không vâng giữ, ấy chẳng phải ta xét đoán kẻ đó; vì ta đến chẳng để xét đoán thế gian, nhưng để cứu chuộc. 48 Người nào bỏ ta ra và không nhận lãnh lời ta, đã có kẻ xét đoán rồi; lời ta đã rao giảng, chính lời đó sẽ xét đoán họ nơi ngày sau cùng. 49 Bởi ta chẳng nói theo ý riêng ta; nhưng Cha sai ta đến, đã truyền lịnh cho ta phải nói điều chi và phải nói thể nào. 50 Ta biết mạng lịnh Cha, ấy là sự sống đời đời. Vậy, những điều ta nói, thì nói theo như Cha ta đã dặn.
Tôi sẵn sàng trả giá để tin theo Chúa Giê-su vì nhiều lý do. Tôi nghĩ đó là hồng ân, là ân sũng, là ân tứ của Chúa dành cho tôi và gia đình tôi. Cảm ơn Chúa vì Chúa không thiên vị.
Ý THỨC CỦA CHÚNG TÔI VỀ TIN LÀNH
Tin Lành của Chúa Giê-su Christ là tin tức, tin tức tốt lành: tin tức tốt nhất và quan trọng nhất mà loài người từng nghe. Tin Lành tuyên bố con đường duy nhất để biết Đức Chúa Trời trong sự bình an, yêu thương, và vui mừng thông qua sự chết hòa giải của Chúa Giê-su, Chúa Phục Sinh.
Tin Lành nầy giới thiệu Chúa Giê-su Christ như là Cứu Chúa sống, là Chủ, là Sự Sống và Hy vọng cho tất cả những ai tin cậy nơi Ngài. Số phận đời đời của tất cả những người muốn được cứu rỗi đều liên hệ đến Chúa Giê-su.
Tin Lành nầy là Tin Mừng duy nhất: không có Tin Lành nào khác. Tin Lành nầy đơn giản đến mức một em bé vẫn có thể hiểu, và cao siêu đến nỗi các nhà thần học uyên thâm nhất, khôn ngoan nhất vẫn không thể am tường hết sự giàu có của Phúc Âm.
Tin Lành là tin mừng của Chúa Giê-su Christ được Đức Chúa Trời trình bày trong Kinh Thánh. Tin Lành nầy bao gồm lời tuyên bố của chính Chúa Giê-su về Nước Đức Chúa Trời với lời tường thuật của các Sứ đồ về đời sống, nơi chốn và công tác của Đấng Christ cùng những phước hạnh mà loài người tội lỗi nhận lãnh được.
Trọng tâm của Tin Lành là Đấng Tạo Hóa thánh khiết, yêu dấu của chúng ta, khi đối diện với sự thù nghịch và phản loạn của loài người, đã lựa chọn theo quyền tự do và đức thành tín của Ngài để trở thành Đấng Cứu Thế thánh khiết và yêu thương của chúng ta. Đức Chúa Cha đã ban sai Con Một của Ngài làm Cứu Chúa của thế gian (1 John 4:14). Qua Con Một nầy và qua chương trình duy nhất nầy, Đức Chúa Trời thi hành sự cứu rỗi cho nhân loại. Vì đó sứ đồ Phi-e-rơ đã công bố: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Acts 4:12). Và chính Chúa Giê-su đã dạy: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (John 14:6).
Qua Tin Lành nầy chúng ta biết rằng toàn thể loài người, vốn được dựng nên để thông công với Đức Chúa Trời, đều chết trong tội lỗi, bất tuân và bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời. Theo bản chất mọi người đều ở trong A-đam, thuộc về tổ phụ A-đam thứ nhất (1 Cor. 15:22). Chúng ta thường xuyên bẻ cong lẽ thật của Chúa, vi phạm luật của Chúa, hạ giảm mục tiêu và tiêu chuẫn của Chúa, xúc phạm đức thánh khiết của Chúa bằng sự bất khiết của chúng ta, vì đó chúng ta thực sự “không có hy vọng và ở thế gian không có Đức Chúa Trời” (Rom. 1:18-32; 3:9-20; Eph.2:1-3, 12). Mặc dầu vậy, bởi ân huệ của Chúa, Ngài đã tiến bước đầu tiên để giải hòa chúng ta với chính mình Ngài qua đời sống vô tội và sự chết thay của Con yêu dấu của Ngài (Eph. 2:4-10; Rom. 3:21-24).
Đức Chúa Cha đã ban sai Con Một của Ngài để giải thoát chúng ta ra khỏi quyền thống trị của tội lỗi và Ma quỷ, và biến chúng ta thành con cái và bạn hữu của Ngài. Chúa Giê-su đã gánh hết án phạt thế chỗ chúng ta trên thập tự giá, làm hài lòng đòi hỏi của công lý thiên thượng bằng chính huyết hy sinh của Ngài, nhờ đó những ai tin cậy Ngài đều được xưng công chính (Rom. 3:25-26). Kinh Thánh mô tả việc quyền năng Chúa làm nầy như là thành đạt sự mua chuộc, giải hòa, nguôi giận và chiến thắng quyền lực gian ác, tối tăm (Matt. 20:28; 2 Cor. 5:18-21; Rom. 3:23-25; John 12:31; Col. 2:15). Những việc quyền năng nầy bảo đảm cho chúng ta về mối liên hệ phục hồi với Đức Chúa Trời. Mối liên hệ nầy đem lại sự tha thứ, bình an, sự tiếp nhận, sự mở đường, và sự nhận làm con nuôi vào trong gia đình của Đức Chúa Trời (Col. 1:20; 2:13-14; Rom. 5:1-2; Gal. 4:4-7; 1 Peter 3:18). Chúng ta vui hưởng tất cả những lời hứa và phước hạnh trên bằng đức tin.
Tin Lành nầy còn công bố thêm về sự sống lại của thân thể, sự thăng thiên, và sự lên ngôi của Chúa Giê-su như bằng chứng về hiệu quả của cuộc hy sinh một lần đủ cả Chúa dành cho chúng ta. Đây cũng là bằng chứng thực tế về chức vụ hiện nay của Chúa dành cho chúng ta đồng thời là sự chắc chắn về việc tái lâm vinh hiển của Chúa vì chúng ta (1 Cor. 15; Heb. 1:1-4; 2:1-18; 4:14-16; 7: 1-10:25).
Theo Tin Lành nầy, sự xưng nghĩa của Đức Chúa Trời dành cho những ai tin cậy Chúa, là sự chuyển biến nhất định, xảy ra tại đây và bây giờ, từ tình trạng bị định tội và bị thịnh nộ vì cớ tội lỗi đến tình trạng được chấp nhận và được thi ơn nhờ sự chết tình nguyện vâng phục gánh tội của Chúa Giê-su. Đức Chúa Trời đã xưng nghĩa tội nhân bằng cách quy kể sự công chính cho họ, không kể họ có tội nữa (Rom. 4:1-8). Duy chỉ bởi đức tin đặt nơi một mình Đấng Christ, các tội nhân nhận lãnh được “món quà công chính” (Rom. 1:17; 5:17; Phil. 3:9) và nhờ đó trở nên “sự công chính của Đức Chúa Trời” trong Chúa là Đấng đã “trở nên tội lỗi” cho họ (2 Cor. 5:21).
“Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời” (2 Cor. 5:21).
Giống như tội lỗi của chúng ta đã được quy kể cho Đấng Christ, thì sự công chính của Đấng Christ đã được quy kể cho chúng ta. Đây là sự xưng nghĩa bởi sự truyền đạt (imputation) của sự công chính của Đấng Christ. Chúng ta chỉ cần đem đến đây nhu cầu của chúng ta. Chúng ta có nhu cầu tiếp nhận món quà ân điển của Đức Chúa Trời hoàn toàn bởi đức tin.
Tin Lành nầy bảo đảm với chúng ta rằng tất cả những ai phó thác đời sống mình cho Chúa Giê-su Christ đều thành con cái được tái sanh của Đức Chúa Trời (John 1:12), được Đức Thánh Linh ngự trị, ban quyền năng, và xác chứng địa vị hy vọng của họ trong Chúa (Rom. 7:6; 8:9-17). Ngay giây phút chúng ta thực lòng tin Đấng Christ, Đức Chúa Cha tuyên bố chúng ta là công chính trong Chúa và bắt đầu thành hình chúng ta trở nên giống như Chúa. Đức tin thật nhận biết và nương dựa nơi Giê-su là Chúa, thể hiện ra trong sự vâng lời Chúa (James 2:14-26; Heb. 6:1-12).
Bởi ân điển thánh hóa của Chúa, Đấng Christ đã làm việc bên trong chúng ta bởi đức tin, làm mới bản tính sa ngã của chúng ta và dẫn dắt chúng ta đến sự trưởng thành, tiến trình nầy được gọi là “sự đầy trọn của Đấng Christ’ (Eph. 4:13). Tin Lành nầy mời gọi chúng ta vui sống như một người đầy tớ Đấng Christ có tính vâng lời, và như một người đại sứ thi hành công lý, yêu thương giúp đỡ mọi người có cần, tìm cách làm chứng nhân cho Nước Trời. Lúc người tin Chúa qua đời, Đấng Christ đưa người đó về với chính mình Ngài (Phil. 1:21) để được vui hưởng phước hạnh thờ phượng Đức Chúa Trời bất tận (Rev. 22:1-5).
Ý nghĩa đầy trọn của sự cứu rỗi là chúng ta được giải thoát ra khỏi hình phạt của tội lỗi trong quá khứ, ra khỏi quyền lực của tội lỗi trong hiện tại và ra khỏi sự hiện diện của tội lỗi trong tương lai. Điều nầy có nghĩa là hiện tại chúng ta đang vui hưởng tiên vị của sự cứu rỗi và vẫn còn chờ đợi sự đầy trọn của sự cứu rỗi (Mark 14:61-62; Heb. 9:28).
Sự cứu rỗi là công việc của Ba Ngôi Đức Chúa Trời, được khởi xướng bởi Đức Cha, được thi hành bở Đức Con, và được áp dụng bởi Đức Thánh Linh. Sự cứu rỗi mang tầm vóc toàn cầu, vì kế hoạch của Chúa là cứu rỗi những người tin từ mọi đất nước và mọi tiếng nói (Rev. 5:9) để thành Hội Thánh của Ngài, thành nhân loại mới, thành dân của Đức Chúa Trời, thành nàng dâu của Đấng Christ, thành cộng đồng của Đức Thánh Linh. Tất cả những ai vui hưởng sự cứu rỗi chung cuộc nầy đều được kêu gọi để hôm nay và ngay bây giờ phục vụ Chúa và phục vụ nhau trong tình yêu thương, chia sẻ sự đau khổ của Đấng Christ và hiệp tác với nhau để giúp mọi người trên khắp cả thế giới nhận biết Chúa.
Từ Tin Lành nầy chúng ta học biết rằng vì cớ mọi người đều phạm tội nên những người không tiếp nhận Đấng Christ sẽ bị phán xét theo luật thánh của Chúa và gánh chịu hình phạt đời đời.
NIỀM TIN CỦA CHÚNG TÔI VỀ TIN LÀNH
Qua Tin Lành chúng tôi học biết rằng chúng tôi là người được dựng nên để thông công với Đức Chúa Trời, nhưng do bản tính–tức là “trong A-đam” (1 Cor. 15:22) –chúng tôi đã chết trong tội lỗi, không hưởng ứng và đã bị phân cách khỏi Đấng Tạo Hóa. Chúng tôi thường xuyên bẽ cong lẽ thật của Ngài, vi phạm luật pháp của Chúa, hạ giảm tiêu chuẫn và các mục tiêu của Chúa, xúc phạm đến sự thánh khiết của Chúa bằng sự bất khiết của chúng tôi, vì thế chúng tôi thực sự “không có hy vọng và ở thế gian không có Đức Chúa Trời” (Rom. 1:18-32; 3:9-20; Eph. 2:1-3, 12).
Tin Lành của Chúa Giê-su Christ là tin tức, là tin mừng: tin tức tốt nhất và quan trọng nhất mà loài người từng nghe đến… Phúc Âm nhận dạng Chúa Giê-su Christ, Đấng Messiah của dân Israel, như là Con Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời Con, là Ngôi Hai của Ba Ngôi Đức Chúa Trời, mà sự giáng sinh, chức vụ, sự chết, sự sống lại, và sự thăng thiên của Chúa đã hoàn thành ý muốn cứu rỗi của Đức Chúa Cha. Sự chết đền tội và sự sống lại của Chúa Con từ cõi chết đã được hứa trước bởi các tiên tri và được chứng thực bởi những chứng nhân tai nghe mắt thấy.
Theo đầy đủ ý nghĩa sự cứu rỗi là sự cứu thoát khỏi án phạt tội lỗi trong quá khứ, quyền lực của tội lỗi trong hiện tại và sự hiện diện của tội lỗi trong tương lai…
Các tội nhân duy nhờ đức tin nơi Chúa Giê-su Christ nhận lãnh “món quà công chính” (Rom. 1:17; 5:17; Phil. 3:9) và như vậy trở nên “sự công chính của Đức Chúa Trời” trong Chúa là Đấng đã “làm thành tội lỗi” cho họ (2 Cor. 5:21).
Tin Lành nầy còn công bố sự sống lại của thân thể, sự thăng thiên, và sự lên ngôi của Chúa Giê-su như là bằng chứng về hiệu quả của sự hy sinh một lần đủ cả cho chúng ta, về thực tế chức vụ hiện nay của Chúa dành cho chúng ta, và như sự chắc chắn của việc Chúa tái lâm làm vinh hiển chúng ta (1 Cor. 15; Heb. 1:1-4; 2: 1-18; 4:14-16; 7:1-10:25). Trong đời sống đức tin như Phúc Âm trình bày, các tín hữu được hiệp nhất với Chúa sống lại, đồng hành với Chúa, và nhìn xem Chúa trong sự ăn năn và hy vọng được ban quyền năng qua Đức Thánh Linh, để từ đó họ không phạm tội nhưng phục vụ Chúa cách thật lòng.
Tất cả những người được xưng công chính kinh nghiệm sự hòa giải với Đức Chúa Cha, hoàn toàn được tha tội, được dời đi từ nước tối tăm đến nước sáng láng, được trở nên tân tạo vật trong Đấng Christ, được giao thông với Đức Thánh Linh. Được bình an, vui thỏa đến gần Cha.
Tin Lành đòi tất cả các tín hữu thành những người thờ phượng Chúa, nghĩa là thường xuyên ca ngợi và tạ ơn Chúa, hoàn toàn đầu phục tất cả những gì Chúa bày tỏ trong lời viết của Chúa, nương dựa cầu nguyện với Chúa, kiên quyết không để cho lời Chúa bị thỏa hiệp hay cổ xưa đi.
Bằng ân điển làm nên thánh của Chúa, Đấng Christ đã làm việc bên trong chúng ta qua đức tin, làm mới bản tính sa ngã của chúng ta và dẫn đưa chúng ta đến sự trưởng thành thực sự, biện pháp phát triển đó có nghĩa là “sự đầy trọn của Đấng Christ” (Eph. 4:13). Phúc Âm kêu gọi chúng ta sống như đầy tớ vâng lời của Chúa và như đại sứ của Ngài trong thế gian, làm điều công chính, với lòng thương xót và giúp đỡ mọi người có cần, luôn tìm cách để làm chứng nhân cho vương quốc Chúa.
Khi một người tin Chúa qua đời, Chúa đưa người đó đến với Ngài (Phil. 1:21) hầu vui hưởng không ngừng sự thờ phượng Đức Chúa Trời (Rev. 22:1-5)… Như vậy, trong khi đang vui nếm sự cứu rỗi hôm nay, người tin Chúa vẫn còn chờ đợi sự đầy trọn của sự cứu rỗi tương lai (Mark 14:61-62; Heb. 9:28).
Sự cứu rỗi là công việc của Ba Ngôi Đức Chúa Trời, được khởi xướng bởi Đức Cha, được thi hành bở Đức Con, và được áp dụng bởi Đức Thánh Linh. Sự cứu rỗi mang tầm vóc toàn cầu, vì kế hoạch của Chúa là cứu rỗi những người tin từ mọi đất nước và mọi tiếng nói (Rev. 5:9) để thành Hội Thánh của Ngài, thành nhân loại mới, thành dân của Đức Chúa Trời, thành nàng dâu của Đấng Christ, thành cộng đồng của Đức Thánh Linh. Tất cả những ai vui hưởng sự cứu rỗi chung cuộc nầy đều được kêu gọi để hôm nay và ngay bây giờ phục vụ Chúa và phục vụ nhau trong tình yêu thương, chia sẻ sự đau khổ của Đấng Christ và hiệp tác với nhau để giúp mọi người trên khắp cả thế giới nhận biết Chúa.
Chia sẻ niềm vui và hy vọng của Tin Lành nầy là một vinh dự tối cao. Đây cũng là một sự bắt buộc lâu bền, vì Đại Mạng Lịnh của Chúa Giê-su Christ vẫn đứng vững: Chúa phán hãy rao truyền Tin Lành khắp mọi nơi, dạy dỗ, làm báp-tem và đào tạo môn đồ cho tới lúc Ngài đến.
Tất cả các Cơ-đốc nhân đều được kêu gọi hiệp nhất trong tình yêu thương và trong lẽ thật. Kinh Thánh tuyên bố rằng tất cả những ai thật lòng tin cậy Chúa Giê-su và Tin Lành của Ngài đều là con trai và con gái của Chúa và là anh chị em trong Đấng Christ.
LẬP TRƯỜNG CỦA CHÚNG TÔI VỀ TIN LÀNH
Ở đây chúng tôi dùng chữ với ý nghĩa rõ ràng, và giới hạn như sau:
Chữ Tin Lành có nghĩa là Tin Mừng hay Phúc Âm. Tin Lành ở đây không phải là một tài liệu tin tức của Giáo phái Tin Lành hay của Giáo hội Tin Lành hay của Đạo Tin Lành. Tiếng Anh dùng chữ Good News hay Gospel.
Chữ Chúa Giê-su đồng nghĩa với chữ Đấng Christ, và chữ Chúa Cứu Thế. Tiếng Anh dùng chữ Jesus Christ.
Chữ Hội Thánh không phải là nhà thờ hay một tổ chức tôn giáo ở một địa phương nào. Tiếng Anh dùng chữ The Church, không phải là Denomination.
Tin Lành là tin vui báo cho người đói khát biết ai đang phân phát thức ăn, nước uống. Duy nhất. Miễn phí.
1. Chúng tôi tin chắc rằng Tin Lành giao phó cho Hội Thánh là Tin Mừng của Đức Chúa Trời (Mác 1:14; Rô-ma 1:1). Đức Chúa Trời là tác giả của Tin Lành, và Ngài bày tỏ cho chúng ta trong Lời Chúa và bởi lời Chúa. Thẩm quyền và lẽ thật duy dựa trên Chúa mà thôi.
Chúng tôi khước từ bất cứ Tin Lành nào đến từ nhận thức của loài người hay sáng chế của loài người (Ga-la-ti 1:1-11). Chúng tôi cũng từ khước thẩm quyền của Tin Lành nương dựa trên uy quyền của bất cứ nhà thờ hay tổ chức nào của loài người.
2. Chúng tôi tin chắc rằng Tin Lành là quyền phép cứu rỗi của Đức Chúa Trời ban sự cứu rỗi cho mọi người tin nhận Chúa, không phân biệt màu da chủng tộc (Rom. 1:16). Hiệu quả của sự cứu rỗi của Tin Lành chính là bởi quyền năng của Đức Chúa Trời (1 Cor. 1:18).
Chúng tôi từ khước chủ trương cho rằng quyền phép của Tin Lành dựa trên tài nói năng hùng biện của diễn giả, kỹ thuật của sứ điệp hay sức thuyết phục của lý luận.
3. Chúng tôi tin chắc rằng Tin Lành nhận định tình trạng chung của nhân loại là phản loạn chống nghịch Đức Chúa Trời, nghĩa là nếu không thay đổi, tình trạng nầy sẽ dẫn mỗi người đến chỗ hư mất đời đời dưới sự định tội của Đức Chúa Trời.
Chúng tôi từ khước bất cứ sự chối bỏ nào về tình trạng sa ngã của bản tính loài người hay bất cứ chủ trương về tánh bản thiện hay thiên tánh của loài người.
4. Chúng tôi tin chắc rằng Chúa Giê-su Christ là con đường duy nhất để được cứu rỗi, là Đấng trung gian duy nhất giữa Đức Chúa Trời và loài người (John 14:6; 1 Tim. 2:5).
Chúng tôi từ khước mọi chủ trương được cứu nhờ bất cứ ai khác ngoài Chúa Giê-su Christ và Tin Lành của Ngài. Kinh Thánh không cho thấy một chút hy vọng nào cho những người tín đồ của các tôn giáo khác sẽ được cứu rỗi bên ngoài đức tin cá nhân trong danh Chúa Giê-su Christ.
5. Chúng tôi tin chắc rằng Hội Thánh là mệnh lệnh của Đức Chúa Trời và vì đó Hội Thánh có trách nhiệm bó buộc thiêng liêng để giảng Tin Lành cho mọi người đang sống (Luke 24: 47; Matt. 28:18-19).
Chúng tôi từ khước chủ trương cho rằng nên bỏ qua một nhóm người, một ngôn ngữ, một sắc tộc hay một nền văn hóa để không giảng Tin Lành cho họ (1 Cor. 9:19-22). Đức Chúa Trời muốn lập Hội Thánh toàn cầu cho mọi quốc gia, mọi thứ tiếng, mọi sắc tộc (Rev. 7:9).
6. Chúng tôi tin chắc rằng đức tin tin Chúa Giê-su là Ngôi Lời (Giăng 1:1), là Ngôi Hai của Ba Ngôi, đồng quyền, đồng đẳng với Đức Cha và Đức Thánh Linh (Heb. 1:3) là niềm tin nền tảng của Tin Lành.
Chúng tôi từ khước mọi chủ trương hạ thấp hay chối bỏ thần tánh của Chúa Giê-su. Đó không phải là Tin Lành, cũng không dẫn đến sự cứu rỗi.
7. Chúng tôi tin chắc rằng Chúa Giê-su Christ là Đức Chúa Trời đã trở thành người (Giăng 1:14). Ngài được sanh bởi nữ đồng trinh thuộc dòng vua Đa-vít (Rom. 1:3), Ngài có bản tính người thật, chịu phục dưới Luật pháp của Đức Chúa Trời (Gal. 4:5), và Ngài giống y như chúng ta trong mọi sự, ngoại trừ Ngài không hề phạm tội (Heb. 2:17; 7:26-28). Chúng tôi tin chắc rằng đức tin nơi nhân tánh thật của Chúa Giê-su Christ là cần thiết cho đức tin nơi Tin Lành.
Chúng tôi từ khước những ai phủ nhận nhân tánh của Chúa Christ, những ai phủ nhận sự giáng sinh, hay sự vô tội của Chúa, kể cả từ khước những ai chủ trương rằng những lẽ thật nầy là không cần thiết cho Tin Lành, họ sẽ không được cứu (1 Giăng 4:2-3).
(còn nữa)

Có thể bạn quan tâm