Trang chủ Dưỡng Linh Chân Lý Của Ai Đúng?

Chân Lý Của Ai Đúng?

bởi admin

 

Vài năm trước đây, một vị mục sư khả kính giới thiệu Chúa Giê-su Christ cho một sinh viên. Sau khi nghe chia sẻ sứ điệp Phúc Âm , anh ta nhìn mục sư và nói, “Nghe có vẻ tuyệt vời nhưng cũng rất vớ vẩn. Đó chỉ là chân lý của ông.”

Sau khi được nghe về nhiều bằng chứng của Cơ-đốc giáo, người sinh viên này vẫn dửng dưng. Anh ta nghĩ những điều vị mục sư nói về Đấng Christ là tuyệt vời – nhưng điều đó không được áp dụng cho anh ta.

Điều này nói lên sự chuyển động ngày càng phát triển của chủ nghĩa hậu hiện đại, không chỉ là câu hỏi về chân lý và thẩm quyền tối cao mà còn đi xa hơn khi nó nói rằng lẽ thật là không thể biết được. (Ý tưởng căn bản của chủ nghĩa hậu hiện đại đã có từ rất sớm trong thế giới loài người. Trong vườn Ê-đen, cả A-đam và Ê-va đã từ chối những tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời để thay vào đó là ham muốn cá nhân của họ.)

Quan điểm hậu hiện đại này dường như được chấp nhận đối với một số người, nhưng đó là một mâu thuẫn. Hãy suy nghĩ thế này:  Làm thế nào để các nhà hậu hiện đại biết chân lý là không thể biết được? Nói rằng chân lý không thể biết được là biết một số điều về chân lý. Điều này hoàn toàn vô lý. Không thể chối cãi rằng chân lý là có thể hiểu được.

Và ở giữa nhiều niềm tin tôn giáo khác nhau, câu hỏi thực sự là: chân lý của ai là chuẩn xác? Quan điểm của Cơ-đốc giáo: “Hãy xem xét mọi việc, điều chi lành thì giữ lấy.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:21). Cơ-đốc giáo phân tích mọi việc và đưa ra điều gì là đúng, điều gì là sai. Tuy nhiên, để làm như vậy, bạn phải thỉnh cầu đến một thân vị (hoặc Đấng tối thượng) có vị trí tuyệt đối để phân định đúng sai; nếu không, không có gì để nhìn nhận các kết quả nghiên cứu của bạn hoặc đưa ra kết luận cụ thể. Bất kỳ tuyên bố có ý nghĩa nào phải đúng hoặc sai; nó phải được khẳng định hoặc có thể phủ nhận.

Điều này dẫn đến ba lựa chọn thay thế sau đây để xác định chân lý của ai là đúng.

  1. Mọi quan điểm tôn giáo đều đúng. Điều này được gọi là đa nguyên tôn giáo. Tuy nhiên, điều quan trọng là hầu hết tôn giáo không có niềm tin như vậy. Tại sao? Điều này là ngớ ngẩn. Căn cứ vào luật không mâu thuẫn (A không phải là B). Không thể nào mọi tôn giáo đều đúng. Không thể khẳng định Đức Chúa Trời tồn tại và rồi phủ nhận sự tồn tại của Ngài. Cơ-đốc giáo tin vào Đức Chúa Trời, tuy nhiên Phật giáo và người vô tín phủ nhận sự tồn tại của Ngài. Không thể nào cả quan điểm của Cơ-đốc giáo và Phật giáo đều đúng. Hoặc là có Đức Chúa Trời hoặc là không. Bạn phải chọn lựa để tin.
  2. Mọi quan điểm của các tôn giáo đều sai lầm. Cứ cho là quan điểm của các tôn giáo đều sai lầm. Nhưng để đi tới một kết luận như vậy, thì nó phải được đo bằng một tiêu chuẩn tuyệt đối tương ứng với chân lý. Trong trường hợp này, phải có một cái nhìn cao hơn mọi tôn giáo để nhận ra đâu là chân lý.
  3. Chỉ có một tôn giáo duy nhất đúng. Đánh giá rằng chân lý là tuyệt đối và độc quyền, điều này là hợp lý. Rồi thì giả định rằng chân lý này là hoàn toàn đúng sự thật. Tôn giáo này có một cái nhìn đúng, và mọi thứ trái ngược với nó đều sai. Nhưng làm thế nào để bạn tìm ra xem tôn giáo nào là đúng giữa một rừng các tôn giáo trên thế giới?

Nhà biện giáo Ravi Zacharias đặt ra ba bài kiểm tra mà bất kỳ tuyên bố nào về chân lý hoặc hệ thống niềm tin phải vượt qua để cho thấy nó là chân lý: (1) Tính nhất quán lô-gic (trong giáo lý có mâu thuẫn không?) (2) Tính thực nghiệm đầy đủ, có bằng chứng hay không? (3) Những kinh nghiệm liên quan (nó bày ra trong đời sống thực tế). Đối với một tuyên bố hoặc hệ thống niềm tin là hợp lý, nó phải không mâu thuẫn với chính nó, nhưng tương ứng với thực tế (đó là chân lý). Hơn nữa, hệ thống niềm tin không chỉ phải tương ứng với thực tế, mà còn gắn liền với các sự kiện của thực tế (có đầy đủ thực nghiệm). Nói một cách khác hệ thống tín lý đó phải có bằng chứng để chứng minh các tuyên bố chân lý của nó. Và cuối cùng nó phải có khả năng sống trong thế giới thực (liên quan đến các kinh nghiệm). Đó là, hành động và giá trị của nó phải đồng nhất với đạo đức khách quan mà theo lương tri tự nhiên chúng ta biết là đúng.

Cho phép chúng tôi chứng minh làm thế nào ba thử nghiệm trên đây có ích trong những cách rất thiết thực. Ví dụ, bạn cần sự hướng dẫn để đi đúng con đường dẫn đến nơi bạn muốn. Nếu chương trình trên máy GPS vì một lý do nào đó xác định sai tọa độ của bạn thì kết quả là nó sẽ đưa ra những hướng dẫn sai lạc. Tương tự như vậy, khi bạn bị đau ốm và được điều trị, bạn phải tuân thủ theo phác đồ trị bệnh của bác sĩ. Nếu phác đồ đó đúng với căn bệnh của bạn và bạn đi theo sự điều trị của bác sĩ, điều này sẽ dẫn đến một kết quả khả quan. Vấn đề thuộc linh cũng theo nguyên lý đó.

ÁP DỤNG                                                           

Mặc dù quan điểm hay cảm xúc của chúng ta có thể thay đổi, nhưng chân lý hay lẽ thật không bao giờ thay đổi. Nắm bắt nhanh chóng với lẽ thật của Đức Chúa Trời sẽ mang lại cho bạn những phần thưởng lớn nhất và có tác động mạnh mẽ nhất đối với những người xung quanh bạn. Đừng đánh giá thấp ảnh hưởng của những người không quan tâm đến lẽ thật tuyệt đối khi họ tiếp tục theo đuổi một điều nào đó hấp dẫn hơn. Hãy ghi nhớ lời khuyên của sứ đồ Giăng: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ tin cậy mọi thần, nhưng hãy thử cho biết các thần có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng.” (1 Giăng 4:1)

KINH THÁNH THAM KHẢO

Thi thiên 145:18; Ma-thi-ơ 7:15; Giăng 4:23-24; 8:32; Ê-phê-sô 5:15-17; Tê-sa-lô-ni-ca 5:21; 2 Phi-e-rơ 2:1-3; 1 Giăng 1:5-7; 4:1

 

admin

Có thể bạn quan tâm