Trang chủ Tổng Hợp Cơ Đốc nhân nhìn nhận chính trị như thế nào?

Cơ Đốc nhân nhìn nhận chính trị như thế nào?

bởi admin

Hỏi: Cơ Đốc nhân nhìn nhận chính trị như thế nào?

Đáp: Nếu có bất cứ điều gì gây ra một cuộc tranh luận tự phát, nếu nó không phải là cuộc tranh luận một cách triệt để, thì nó là cuộc thảo luận liên quan đến chính trị — thậm chí xảy ra ở trong những người tin Chúa. Là những người theo Chúa thì đâu là thái độ và sự liên quan của chúng ta đến chính trị? Có một câu đã nói rằng “tôn giáo và chính trị không thể hài hòa”. Nhưng liệu nó có thực sự đúng? Liệu chúng ta có thể có những quan điểm chính trị nằm ra ngoài sự xem xét đức tin Cơ Đốc? Câu trả lời là không, chúng ta không thể. Kinh Thánh cho chúng ta hai lẽ thật liên quan về lập trường của chúng ta đối với chính trị và chính phủ.

Lẽ thật đầu tiên là ý muốn của Chúa thẩm thấu và thay thế mọi khía cạnh của cuộc sống. Ý muốn của Chúa có sự thứ tự ưu tiên trên cả mọi thứ và mọi người (Ma-thi-ơ 6:33). Kế hoạch và mục đích của Chúa là không thay đổi, và ý muốn của Ngài là không thể bị phá hủy. Những điều mà Ngài đã ý định thì Ngài sẽ hoàn thành nó và không có một chính phủ nào có thể ngăn cản được ý định của Ngài (Đa-ni-ên 4:34-35). Thực ra, Chúa là người đã thiết lập và phế lập các vua (Đa-ni-ên 2:21) bởi vì “Đấng Chí Cao cai trị vương quốc của loài người; Ngài muốn ban nó cho ai tùy ý” (Đa-ni-ên 4:17). Một sự hiểu rõ ràng về lẽ thật này sẽ giúp chúng ta thấy được rằng chính trị chỉ là một cách hay là công cụ để Chúa sử dụng hoàn thành ý muốn của Ngài. Cho dù con người độc ác lạm dụng quyền lực chính trị của họ, dành nó cho ma quỷ, nhưng Chúa dành điều đó cho điều tốt đẹp, “mọi sự hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho những người được gọi theo ý định của Ngài” (Rô-ma 8:28).

Lẽ thật thứ hai, chúng ta phải biết sự thật rằng chính phủ không thể cứu chúng ta! Chỉ có Chúa mời làm được điều đó. Chúng ta không hề đọc thấy trong Tân Ước rằng Chúa Giê-xu hoặc các sứ đồ sử dụng thời gian hoặc công sức dạy dỗ các tín hữu về việc cải chánh thế giới ngoại đạo thần tượng, vô đạo đức, và lũng đoạn nhờ vào chính phủ. Các sứ đồ không bao giờ kêu gọi các tín hữu bày tỏ sự bất tuân dân sự để chống đối các luật lệ bất công hoặc kế hoạch tàn bạo của đế chế La Mã. Thay vào đó, các sứ đồ căn dặn những Cơ Đốc nhân trong thế kỷ đầu tiên cũng như ngày hôm nay công bố Phúc Âm và sống đời sống để làm bằng chứng rõ ràng cho sức mạnh cải chánh của Phúc Âm.

Không có gì nghi ngờ rằng trách nhiệm của chúng ta đối với chính phủ đó là phải tuân hành luật lệ và là những công dân tốt (Rô-ma 13:1-2). Chúa đã thiết lập mọi vương quyền, và Ngài làm điều đó cho sự ích lợi của chúng ta, “để khen thưởng cho người làm lành” (I Phi-e-rơ 2:13-15). Phao-lô nói với chúng ta trong Rô-ma 13:1-8 rằng điều đó là trách nhiệm của chính phủ để dùng quyền lực cai trị chúng ta –hy vọng là cho điều tốt đẹp- để nộp thuế và gìn giữ hòa bình. Ở nơi chúng ta có tiếng nói và có thể bầu cử cho những nhà lãnh đạo của chúng ta, chúng ta nên thực hành quyền đúng đắn đó bằng việc bầu chọn những người có cách nhìn tương tự với chúng ta nhất.

Một trong những sự lừa dối nhất của Satan là chúng ta có thể đặt niềm hy vọng của chúng ta vào đạo đức văn hóa và sống đời sống tin kính của các chính trị gia và quan chức chính phủ. Niềm hy vọng của một quốc gia cho sự đổi thay không thể được tìm thấy trong tầng lớp cai trị nào trong đất nước này. Hội thánh đã sai lầm nếu nghĩ rằng đó là công việc chính trị gia để bảo vệ, thúc đẩy, và giữ các lẽ thật Kinh Thánh và các giá trị Cơ Đốc.

Sự độc nhất của hội thánh, mục đích và Chúa ban cho không dựa các hoạt động chính trị. Không nơi nào trong Kinh Thánh chúng ta nhận được sự chỉ dẫn phải dành công sức, thời gian, tiền của vào các công việc của chính phủ. Sứ mạng của chúng ta không nằm ở chỗ thay đổi đất nước thông qua cải cách chính trị, nhưng là thay đổi tấm lòng thông qua Lời của Chúa. Khi các tín hữu suy nghĩ rằng sự phát triển và ảnh hưởng của Đấng Christ có thể bằng cách nào đó liên kết với các chính sách của chính phủ thì họ đã làm hư hại đi sứ mạng của Hội Thánh. Nhiệm vụ của Cơ Đốc nhân chúng ta là truyền bá phúc âm Đấng Christ và giảng dạy chống lại những tội lỗi thời nay. Chỉ khi nào tấm lòng của các cá nhân ở trong một nền văn hóa được thay đổi bởi Đấng Christ, thì văn hóa mới bắt đầu phản ánh sự thay đổi đó.

Các tín hữu qua nhiều thế kỷ đã sống, thậm chí là phát triển mạnh mẽ, dưới sự chống đối, áp đặt của nhà nước ngoại giáo. Điều này đặc biệt đúng trong thế kỷ đầu tiên khi các tín hữu dưới chế độ chính trị tàn nhẫn đã giữ được đức tin dưới áp lực vô vàn về văn hóa. Họ hiểu rằng chính họ, không phải chính phủ, là ánh sáng của thế gian và là muối của đất (Phi-líp 2:15). Họ nghe theo lời giảng dạy của Phao-lô để vâng phục thẩm quyền giáo huấn, thậm chí tôn cao, tôn trọng, và cầu nguyện cho họ (Rô-ma 13:1-8). Quan trọng hơn , họ hiểu rằng, là tín hữu, niềm hy vọng của họ nằm trong sự bảo vệ mà chỉ có Chúa cung cấp (Thi Thiên 20:7). Điều tương tự vẫn đúng cho chúng ta ngày hôm nay. Khi chúng ta làm theo lời dạy của Kinh Thánh, chúng ta trở nên ánh sáng của thế gian như Chúa có ý định cho chúng ta trở nên như vậy (Ma-thi-ơ 5:16)

Chủ thể chính trị không phải là Đấng Cứu Thế của thế giới (Ê-sai 45:22; Công vũ 4:12). Sự cứu rỗi cho tất cả con người được bày tỏ rõ ràng trong Chúa Giê-xu Christ. Chúa biết rằng thế giới chúng ta cần cứu rỗi trước lâu đó khi bất kỳ đất nước chính phủ nào được thành lập. Ngài giải thích cho thế giới rằng sự cứu chuộc không thể được hoàn tất thông qua quyền lực, sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự hoặc chính trị của con người (Giăng 14:6). Bình an trong tâm hồn, thỏa lòng, hy vọng và niềm vui (Ma-thi-ơ 11:28; Giăng 14:27; Rô-ma 15:12) –và sự cứu rỗi của loài người-chỉ được thực hiện thông qua công việc đức tin, tình yêu, và ân điển của Ngài (Giăng 1:12; Ê-phê-sô 2:8-9).

English 

Nguồn:

https://www.gotquestions.org/Viet

Hỏi Và Đáp Về Bầu Cử Mỹ

Hỏi: Có nên tin vào bản tin của các tập đoàn truyền thông?

Đáp: Không nên tin. Trong lịch sử của truyền thông họ thường đưa tin sai, đưa ra các tuyên đoán sai. Những ví dụ cụ thể gần đây là:

* “President Gore” (Tổng thống Al Gore) hồi tranh cử năm 2000. (sau đó…. Tối cao Pháp viện Mỹ tuyên bố Bush thắng cử, và Bush mới là người chính thức trở thành Tổng thống Mỹ thứ 43)
* “Madame President Hillary Clinton” (Bà Tổng thống Hillary Clinton) hồi tranh cử năm 2016. (sau đó, quí bạn đã biết, Donald Trump mới là người trở thành Tổng thống Mỹ thứ 45)

 

Hỏi: Cuộc chiến pháp lý của tổng thống Trump sẽ đi tới đâu?

Trả lời: Chúng ta phải chờ xem – vì chuyện này vẫn chưa kết thúc.  Chiến thắng của Dân Chủ hay Cộng Hòa phải là một chiến thắng thuyết phục. Bất kỳ ứng viên nào/phe nào sử dụng các thủ thuật gian lận trong bầu cử cần phải được đưa ra ánh sáng.

Hỏi: Kinh Thánh dạy gì về chủ đề này?

Đáp: Người ta bẻ thăm trong vạt áo; Song sự nhứt-định do nơi Đức Giê-hô-va mà đến. (Châm ngôn 16:33)

Đấng Rất Cao cai-trị trong nước của loài người; Ngài muốn ban cho ai tùy ý, và lập kẻ rất hèn hạ trong loài người lên đó. (Đa-ni-ên 4:17)

Hỏi: Thái độ của Cơ đốc nhân vào lúc này?

Đáp: Bất luận kết quả bầu cử thế nào, chúng ta vẫn tin rằng Đức Chúa Trời đang cai trị hoàn vũ.

Có thể bạn quan tâm