Trang chủ Sứ điệp mỗi ngày Giúp Lẫn Nhau

Giúp Lẫn Nhau

bởi admin

Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hiện nay ngươi chẳng biết sự ta làm; nhưng về sau sẽ biết.

Giăng 13:7

Trước khi Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đồ, giữa vòng họ đã thảo luận với nhau ai là người lớn hơn hết (Lu-ca 22:27-30).  Than ôi, cuộc tranh luận đó là không cần thiết cho ngày hôm nay vì chúng ta biết rằng chỉ duy nhất Chúa Giê-su “Ngài đứng đầu hàng trong mọi vật.” (Cô-lô-se 1:18). Hành động rửa chân của Chúa Giê-su cho các môn đồ trong bữa tối hôm đó đã dạy hết thảy chúng ta một bài học: Nếu chúng ta không cho phép Chúa Giê-su phục vụ mình, chúng ta sẽ không thể phục vụ người khác. Có  nhiều Cơ đốc nhân  tin tưởng vào sự thành công của chức vụ vì họ có kiến thức, giáo dục, sự huấn luyện, kinh nghiệm và tình yêu cho những người trong phạm vi họ chăm sóc. Những điều này là cần thiết – nhưng cũng có những vấn đề khác cần xem xét nếu chúng ta muốn phục vụ Chúa Giê-su một cách hiệu quả.

Chúng ta không biết hết mọi điều. “Vì chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn.” (1 Cô-rinh-tô 13:9), và nếu chúng ta không thể có hết mọi tri thức chúng ta không thể tự mình hoàn thành các mục vụ hay công việc. Mười hai sứ đồ đã được được học tập nhiều từ chức vụ của Chúa Giê-su. Chúng ta cũng vậy. Và chúng ta cũng cần học tập nhiều hơn về chính mình. Phi-e-rơ tự tin rằng ông có thể chết vì Chúa Giê-su, nhưng chẳng bao lâu sau đó ông đã không dám thừa nhận mình là môn đồ của Chúa (Giăng 13:36-38). Vị sứ đồ này cũng đứng ra can ngăn Chúa đi con đường thập tự (Ma-thi-ơ 16:21-23) và ông dùng gươm để bảo vệ thầy của mình trong một tình huống không cần thiết. Thậm chí ông còn không muốn Chúa rửa chân cho mình. Nếu như chức vụ của chúng ta chỉ dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm có giới hạn, khi đó chúng ta chưa sẵn sàng để phục vụ. Chúng ta cần phải để cho Chúa Giê-su chỉ cho chúng ta phải làm điều gì và làm thế nào để thực hiện điều đó.

Chúng ta phải vâng phục trong những gì chúng ta biết. Các môn đồ đầu tiên mà Chúa Giê-su đã rửa chân đã cho phép Chúa làm điều đó và không nói gì. Nhưng Phi-e-rơ  đã bày tỏ thái độ phản đối (Giăng 13:5-9). Rửa chân cho người khác là công việc của đầy tớ ở hạng thấp kém nhất, nhưng Chúa Giê-su đã làm điều đó trong cương vị là Thầy của các môn đồ và là Con của Đức Chúa Trời. “Khi Ngài đến cùng Si-môn Phi-e-rơ, thì người thưa rằng: Chúa ôi, chính Chúa lại rửa chân cho tôi sao? 7 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hiện nay ngươi chẳng biết sự ta làm; nhưng về sau sẽ biết. 8 Phi-e-rơ thưa rằng: Chúa sẽ chẳng rửa chân tôi bao giờ! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu ta không rửa cho ngươi, ngươi chẳng có phần chi với ta hết. 9 Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chẳng những rửa chân mà thôi, lại cũng rửa tay và đầu nữa! 10 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ai đã tắm rồi, chỉ cần rửa chân, thì được sạch cả. Vả, các ngươi đã được tinh sạch, nhưng chưa được tinh sạch đều.” (Giăng 13:6-10). Phi-e-rơ lúc đầu có ý cự tuyệt hành động rửa chân của Thầy dành cho mình, nhưng sau đó ông đã vâng lời.Chúa Giê-su muốn dạy cho các môn đồ hiểu rằng sự vâng lời sẽ dẫn đến những hiểu biết sâu nhiệm hơn (7:17).

Chúng ta phải đi theo gương mẫu của Chúa Giê-su, vâng phục Đức Chúa Trời với tấm lòng khiêm nhường và yêu thương. “Sự tri thúc sanh kiêu căng, còn sự yêu thương làm gương tốt. (1 Cô-rinh-tô 8:1). Khi đọc hai thư tín của Phi-e-rơ, chúng ta sẽ phát hiện ra ông thường xuyên viết về tình yêu và tri thức. Nếu động cơ của đời sống chúng ta là làm vinh hiển Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh sẽ dạy dỗ chúng ta những tri thức thuộc linh sâu nhiệm, và tràn đầy tình yêu của Đức Chúa Trời. Những điều này này đến từ một đời sống bước đi lệ thuộc vào Chúa mỗi ngày. Nếu thiếu đi lẽ thật và tình yêu, chúng ta sẽ hỏi: Làm thế nào tôi có thể thoát khỏi những điều này (là những điều ngăn cản sự trưởng thành thuộc linh), thay vì hỏi: Những điều nào tôi có thể buông bỏ vì vinh quang của Chúa? Với mỗi cách ứng xử trong yêu thương và vâng phục, chúng ta sẽ trưởng thành trong sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Người chưa trưởng thành có thể hỏi: Chúa ôi, Ngài sẽ rửa chân cho tôi sao? Trong khi người trưởng thành sẽ vâng phục để Chúa rửa chân. Ý Chúa được nên và danh Ngài được vinh hiển.

Chúa Giê-su thể hiện đúng tâm thái thuộc linh mà chúng ta phải học tập: Đầu gối khiêm nhường, đôi tay bận rộn để phục vụ, tấm lòng vâng phục Cha, và một tâm trí đổi mới. Chúa phán dạy, “Ví bằng các ngươi biết những sự nầy, thì có phước, miễn là các ngươi làm theo.” (Giăng 13:17). Nếu muốn được Đức Chúa Trời chấp nhận và ban thưởng, chúng ta phải trở nên thấp kém trong cái nhìn của con người (Lu-ca 22:24-27)

Vì một người ngồi ăn với một người hầu việc, ai là lớn hơn? Có phải là kẻ ngồi ăn không? Nhưng ta ở giữa các ngươi như kẻ hầu việc vậy.

Lu-ca 22:27

 admin

Có thể bạn quan tâm