Trang chủ Thần Học Hỏa Táng Hay Chôn Cất

Hỏa Táng Hay Chôn Cất

bởi admin

Hỏa Táng hay Chôn Cất – Kinh Thánh nói gì?
Điều đó có quan trọng không?
Khi một người qua đời, việc người nhà chọn hỏa táng thay vì chôn cất người thân yêu của họ có vấn đề gì không? Câu trả lời hầu như chắc chắn là “CÓ.” Kinh Thánh lập đi lập lại rất rõ ràng cho thấy lựa chọn của Đức Chúa Trời dành cho loài người là được chôn cất.
Dân Chúa Từ Xưa Đến Nay Luôn Đuợc Chôn Cất
Kinh Thánh chép về việc chôn cất các thánh đồ của Chúa như Áp-ra-ham (Sáng 25:10), Sa-ra (Sáng 23:19), Y-sác (Sáng 49:31), Giô-sép (Giô-suê 24:32), Ê-li-ê-sa (Giô-suê 24:33), Sa-mu-ên (1Sa-mu-ên 25:1), Đa-vít (1Các vua 2:10), Giăng Báp-tít (Ma-thi-ơ 14:12), và nhiều người khác. Trong cả Cựu Ước và Tân Ước, chôn cất là một tập tục tiêu chuẩn của con dân Đức Chúa Trời. Điều này đã rất quan trọng đối với Áp-ra-ham đến nỗi ông phải mua một hang đá để sử dụng làm nơi chôn cất người của ông (Sáng thế ký 23).
Dân Y-sơ-ra-rên ngày đó đã có thể hỏa táng thi thể Giô-sép (làm vậy còn đơn giản hơn nhiều) nhưng thay vào đó họ chọn giữ gìn hài cốt của ông trong nhiều năm và mang hài cốt đó cùng với họ rời khỏi Ai Cập. Cuối cùng, họ chôn hài cốt ấy tại Si-chem (Giô-suê 24:32).
Việc chôn cất tiếp tục là một tập tục tiêu chuẩn trong Tân Ước, được chỉ rõ trong các những câu Kinh Thánh sau:
“Sau đó, các môn đồ của Giăng đến, lấy xác của ông đem chôn, rồi đi báo tin cho Đức Chúa Giê-su.” (Ma-thi-ơ 14:12)
“Người nghèo chết, được thiên sứ đem đặt vào lòng Áp-ra-ham. Người giàu cũng chết và người ta đem đi chôn.” (Lu-ca 16:22)
“Các thanh niên đứng dậy khâm liệm xác ông ta và đem đi chôn.” (Công vụ 5:6)
“Chính lúc đó, chị ấy ngã xuống nơi chân Phi-e-rơ và tắt thở. Các thanh niên trở về thấy chị đã chết, liền khiêng đi chôn bên mộ chồng.” (Công vụ 5:10)
“Ngài đã bị chôn; đến ngày thứ ba, Ngài đã sống lại theo lời Kinh Thánh.” (1 Cô-rinh-tô 15:4)
Đơn giản là dân Chúa không tiến hành hỏa táng. Việc này chắc chắn phải có vấn đề.

Hỏa Táng Có Nguồn Gốc từ Các Ngoại Giáo
Theo lịch sử, hỏa táng được thực hiện nhằm phủ nhận sự phục sinh của thân thể. Tín đồ Ấn Độ giáo và Phật giáo tin rằng hỏa táng giải phóng linh hồn của một người để linh hồn ấy có thể siêu thoát và đầu thai vào một thân thể khác. Các tôn giáo khác tin rằng hỏa táng giữ cho các linh hồn không đến gần và ám những người đang sống. Tất cả những niềm tin trên trái ngược với Kinh Thánh và niềm tin Cơ Đốc. Nên việc hỏa táng chỉ dành cho những người ngoại đạo chưa chuyển đổi đức tin, chứ không dành cho các Cơ Đốc nhân tin vào Kinh Thánh.

Chôn Cất Để Chờ Đón sự Phục Sinh
Toàn bộ ý tưởng của việc chôn cất là “gieo” hay “trồng” thân thể đó với niềm hy vọng vào sự phục sinh trong tương lai. 1Cô-rinh-tô 15:35-38 nói rằng: “Nhưng có người sẽ nói: “Người chết sống lại cách nào? Họ lấy thân thể nào mà trở lại?” Người khờ dại kia ơi! Vật gì anh gieo, nếu trước hết không chết đi, thì không sống lại được. Còn vật anh gieo, không phải chính là hình thể sẽ mọc lên, nhưng đơn giản chỉ là một cái hạt, như hạt lúa mì hay vài thứ hạt khác. Đức Chúa Trời ban cho hạt giống hình thể tùy ý Ngài muốn, mỗi loại hạt giống một hình thể riêng.” Một thân thể được gieo vào lòng đất với hy vọng Chúa sẽ làm cho sống lại một đời sống mới. Câu 42 đến 44 đưa ra những lời này: “Sự sống lại của những người chết cũng vậy. Thân thể gieo xuống là hư nát, nhưng sống lại là bất diệt; gieo xuống là nhục, nhưng sống lại là vinh; gieo xuống là yếu đuối, nhưng sống lại là mạnh mẽ; gieo xuống là thân thể vật chất, nhưng sống lại là thân thể thuộc linh. Nếu đã có thân thể vật chất thì cũng có thân thể thuộc linh.” Việc hỏa táng phá hủy thi thể bởi tin rằng không có sự phục sinh. Nhưng Cơ Đốc nhân thì hiển nhiên tin vào điều ngược lại.
Đúng là thân thể dầu sao cũng sẽ hư nát, nhưng đấy không phải là vấn đề. Vấn đề mấu chốt trong việc chôn cất là sứ điệp được gửi đi về việc chúng ta tin vào một Đức Chúa Trời hằng sống là Đấng một ngày kia sẽ khiến chúng ta sống lại trong một thân thể mới, đầy vinh hiển. Vì thế, chúng ta trồng người quá cố của chúng ta cũng giống như một người nông dân trồng một hạt giống: với sự biết trước về đời mới trong tương lai.

Chúa Giê-Su Christ Đã Được Chôn
Cuối cùng, Cơ Đốc nhân nên thực hiện việc chôn cất bởi vì chính Chúa Giê-su cũng đã được chôn cất. Chúng ta không đọc trong Kinh Thánh về sự chết, hỏa táng và phục sinh của Chúa Giê-su. Chúng ta không thấy việc thiêu Chúa Giê-su. Chúng ta đọc về việc chôn cất Chúa Giê-su vì thân thể Ngài đã được gieo hay trồng vì đã biết trước về sự phục sinh (Giăng 19:38-42). Thật ra, Chúa Giê-su đã phán về chính chủ đề này trong Giăng 12:23-24: “Đức Chúa Giê-su đáp: “Giờ Con Người được tôn vinh đã đến. Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu hạt lúa mì không rơi xuống đất và chết đi, nó vẫn chỉ là một hạt thôi; nhưng nếu chết đi, nó được kết quả nhiều.” Làm thế nào một cây lúa mì kết quả được? Nó phải rơi xuống đất, nằm trong bụi đất, và sau đó lớn lên từ lòng đất. Việc đốt cháy hạt giống ấy sẽ ngăn trở khả năng đó xảy ra, và hủy hoại hình ảnh phục sinh.
Bạn ơi, điều này thực sự rất đơn giản. Đức Chúa Trời tạo dựng nên thân thể con người từ bụi đất, nên thân thể con người phải quay về với bụi đất (Sáng thế ký 3:19; Truyền đạo 12:7). Chúa không bao giờ nói chúng ta phải thiêu thi thể trước. Các nhân vật trong Kinh Thánh đã không thiêu thi thể. Chôn cất là một tập tục tiêu chuẩn theo Thánh Kinh, và nó cần phải được thực hiện bởi tất cả những ai mang danh Đấng Christ.

 

Nguồn: VMI
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về [email protected]

(hình cập nhật ngày 15/4/2021 tại Ấn Độ)

Nhiều tôn giáo phương Đông không chôn người chết, thay vào đó, họ hỏa táng thi thể. “Theo tôn giáo của người Hindu, linh hồn không thể được giải thoát hoàn toàn nếu không có lửa”, Braj Kishore Pandey, một người dân ở ngoại ô thủ đô New Delhi, nói.

Chết trong tiếng Phạn là “dehanta”, có nghĩa là “sự kết thúc của xác phàm”, chứ không phải là kết thúc cuộc sống. Một trong những nguyên lý trọng tâm của triết học Hindu là sự phân tách rạch ròi giữa cơ thể và linh hồn. Người Hindu tin rằng cơ thể chỉ là vật chứa tạm thời của một linh hồn bất tử ở phàm trần. Khi một người chết đi, cơ thể bị phân hủy nhưng linh hồn vẫn sống mãi. Linh hồn sẽ tiếp tục hành trình sinh ra, chết đi và tái sinh cho tới khi được siêu thoát.

Người Hindu cũng tin rằng linh hồn vẫn gắn liền với cơ thể sau khi một người qua đời và bằng cách hỏa táng thi thể, linh hồn mới có thể được giải thoát.

Tham khảo thêm:
Kinh thánh nói gì về sự hoả táng? Cơ đốc nhân có nên hoả táng không?

Trả lời: Kinh thánh không đưa ra một hướng dẫn cụ thể về sự hoả táng. Có những trường hợp trong Cựu Ước của người bị thiêu đến chết (1 Các Vua 16:18; 2 Các Vua 21:6) và cả hài cốt bị hoả thiêu (2 Các Vua 23:16-20), nhưng đây không phải là những ví dụ của việc hoả táng.Một điểm đáng lưu ý là trong 2 Các Vua 23:16-20, việc thiêu hài cốt trên bàn thờ làm ô uế bàn thờ ấy. Cùng lúc , không nơi nào trong kinh luật Cựu Ước cấm thân thể của người đã khuất không được hoả thiêu, cũng không có sự nguyền rủa hay phán xét nào dành cho những kẻ được hoả táng.

Hoả táng đã được thực hiện từ thời Kinh thánh, nhưng không được phổ biến rộng rãi với dân Y-xơ-ra-ên hay với Cơ đốc nhân thời Tân Ước. Trong văn hoá thời Kinh thánh, chôn cất trong hầm mộ, hang động, hay dưới đất là những cách thông thường để xử lý thân thể người đã khuất.

Vậy, liệu Cơ đốc nhân có nên cân nhắc việc hoả táng? Một lần nữa, không có một luật lệ cụ thể nào trong kinh thánh ngăn cấm hoả táng. Một vài tín hữu chống lại hoả táng vì tin rằng việc này không công nhận một ngày nào đó, Thiên Chúa sẽ phục sinh thân thể chúng ta và nhóm lại với tâm hồn/thuộc linh của chúng ta (1 Cô-rinh-tô 15:35-58; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16). Tuy nhiên, thực tế là một thân thể đã hoả táng không làm khó hơn cho Thiên Chúa để phục sinh thân thể đó. Thân thể của những Cơ đốc nhân đã chết một ngàn năm trước, cho đến nay, cũng đã hoá tro bụi. Nhưng điều này cũng không cách nào khiến Đức Chúa Trời không thể phục sinh những thân thể đó. Ngài chính là Người tạo ra chúng ngay từ ban đầu; Ngài cũng sẽ không khó khăn gì để khôi phục lại chúng. Hoả táng không làm gì hơn thay vì “đẩy nhanh” quá trình biến một thân thể thành tro bụi. Đức Chúa Trời có khả năng làm sống dậy phần xác của những kẻ được hoả táng cũng như Ngài làm với những không được hoả táng. Câu hỏi về việc chôn cất hay hoả táng người chết hoàn toàn là quyền tự do quyết định của các Cơ đốc nhân. Những người hay gia đình đang cân nhắc việc này nên cầu nguyện cho sự khôn ngoan (Gia-cơ 1:5) và làm theo sự tin chắc cá nhân theo đó.

English

https://www.gotquestions.org/Viet

Có thể bạn quan tâm