Trang chủ Hỏi Và ĐápTin Quốc tế Kinh Thánh Nói Gì Về Chiến Tranh?

Kinh Thánh Nói Gì Về Chiến Tranh?

bởi admin

Rất nhiều người bị ngộ nhận khi đọc Kinh Thánh, Xuất Hành 20:13, “Con không được giết người,” rồi tìm cách áp dụng điều răn này cho chiến tranh. Tuy nhiên, từ Hê-bơ-rơ mang đúng nghĩa là “việc giết hại có chủ đích, tính toán trước với ác tâm; ám sát.” Đức Chúa Trời nhiều lần lệnh cho người Y-sơ-ra-ên tranh chiến với các nước khác (Xuất Hành 21:12, 15; 22:19; Lê-vi Ký 20:11). Do đó, Đức Chúa Trời không cấm đoán việc giết người trong tất cả các trường hợp, ngoại trừ việc ám sát. Chiến tranh chưa bao giờ là tốt đẹp, nhưng thỉnh thoảng là điều cần thiết. Trong một thế giới đầy những kẻ tội lỗi (Rô-ma 3:10-18), chiến tranh là không thể tránh khỏi. Thỉnh thoảng cách duy nhất để giữ cho những kẻ tội lỗi không gây tổn hại nặng nề cho những người vô tội là chiến tranh.

Trong kinh Cựu Ước, Đức Chúa Trời ra lệnh cho người Y-sơ-ra-ên “hãy báo thù người Ma-đi-an cho dân Y-sơ-ra-ên” (Dân số 31:2). Phục Truyền Luật Lệ Ký 20:16-17 nói, “Nhưng trong các thành thuộc lãnh thổ của những dân tộc mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ban cho anh em làm cơ nghiệp thì đừng để cho một sinh vật nào được sống. Phải tận diệt chúng… như lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời anh em đã phán dặn.” Tương tự, 1 Sa-mu-ên 15:18 nói rằng, “Đức Giê-hô-va đã sai vua đi với sứ mệnh: ‘Hãy đi, tiêu diệt toàn bộ những kẻ tội lỗi kia, là người A-ma-léc, và giao chiến cùng chúng cho đến khi ngươi đã tận diệt chúng.’” (RVV) Hiển nhiên là Đức Chúa Trời không chống lại tất cả chiến tranh. Chúa Giê-xu luôn luôn đồng tâm đồng ý với Đức Chúa Cha (Giăng 10:30), và chúng ta không thể nói rằng chiến tranh chỉ là ý của Chúa trong thời Cựu Ước. Đức Chúa Trời không hề thay đổi (Ma-la-chi 3:6; Gia-cơ 1:17).

Sẽ có rất nhiều bạo lực diễn ra khi Chúa Giê-xu đến lần thứ hai. Khải Huyền 19:11-21 miêu tả một cuộc chiến đỉnh điểm, cuối cùng với Đấng Christ là Đấng chỉ huy, phán xét và gây chiến với “sự công chính” (câu 11). Đây sẽ là một cuộc chiến đẫm máu (câu 13). Chim chóc sẽ ăn thịt tất cả những kẻ chống lại Ngài (câu 17-18). Ngài sẽ không thương xót những kẻ thù nghịch mà sẽ chinh phục hoàn toàn và quẳng chúng xuống “hồ lửa lưu huỳnh đang bừng cháy” (câu 20).

Nói rằng Đức Chúa Trời không bao giờ hỗ trợ chiến tranh là sai lệch. Chúa Giê-xu không phải là người theo chủ nghĩa hòa bình. Trong một thế giới đầy rẫy những kẻ ác, thỉnh thoảng chiến tranh là cần thiết để chống lại những tội ác lớn hơn. Thử hỏi nếu Hít-le không bị đánh bại trong Thế Chiến thứ 2, còn bao nhiêu triệu người bị giết hại nữa? Nếu chính phủ Hoa Kỳ không thực hiện chính sách bãi bỏ chế độ nô lệ, thì số phận  người Mỹ gốc Châu Phi sẽ ra sao?

Chiến tranh là điều khủng khiếp. Có những cuộc chiến là “chính nghĩa” hơn những cuộc chiến khác, tuy nhiên chiến tranh luôn là kết quả của tội lỗi (Rô-ma 3:10-18). Tương tự, Truyền Đạo 3:8 nói rằng, “Có kỳ yêu, có kỳ ghét; Có kỳ chiến tranh, có kỳ hòa bình.” Trong một thế giới đầy rẫy tội lỗi, sự hận thù, và điều ác (Rô-ma 3:10-18), chiến tranh là không thể tránh khỏi. Cơ Đốc Nhân không nên mong chiến tranh xảy ra, nhưng Cơ Đốc Nhân phải vâng phục  chính quyền mà Đức Chúa Trời đã đặt để trên họ (Rô-ma 13:1-4; 1 Phi-e-rơ 2:17). Tuy nhiên nếu chính quyền cấm rao giảng Phúc âm, hay cấm thờ phượng Đức Chúa Trời thì lúc đó Cơ Đốc nhân phải vâng phục Chúa  hơn là vâng phục nhà cầm quyền (Công vụ 4:19-20). Điều quan trọng nhất chúng ta cần làm khi chiến tranh diễn ra là cầu nguyện cho sự thông sáng thánh khiết của những nhà lãnh đạo, sự an toàn cho quân đội, hai bên nhanh chóng đưa ra được nghị quyết giải tỏa xung đột, và cầu nguyện cho tổn hại tối thiểu cho thường dân cả hai bên (Phi-líp 4:6-7).

English

nguồn:
https://www.gotquestions.org/

 

Có thể bạn quan tâm