Trang chủ Tổng Hợp Quê Mình

Quê Mình

bởi
VIẾT CHO NIỀM TIN là bộ sưu tập các truyện ngắn Cơ đốc được phát hành trong những năm 2013, 2014 và 2015.

Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các truyện ngắn này – đặc biệt là các truyện của những tác giả mà ít được bạn đọc biết đến.
Sau đây là một truyện ngắn của Tú Ngọc Phô.

🙂

QUÊ MÌNH

Đã mấy hôm nay, cái nắng tháng Tám khắc nghiệt, ngươi tôi mỏi mệt làm sao, nên tối đến, nằm trên chiếc giường tre, trằn trọc và cố gắng để có thể ngủ một giấc… Nghe điện thoại reo lên. Ai giờ nầy còn nhắn tin đây? Tôi bật ngươi dậy thấy đã hơn mười một giờ và theo thói quen, tôi mở máy xem và thấy quí danh người thân hiện ra. Tôi đọc tin nhắn: “Mình đang gởi cho bạn một bài viết ngắn nói về quê mình. Bài cũng vui vui, bạn đọc thử xem sao và cũng đùng quên gọi lại cho mình biết nhé!” Đọc xong tin nhắn, tôi như muốn ngồi dậy mở mạng để đọc ngay. Nhưng mệt quá, tôi lại nằm rồi ngủ tự bao giờ chẳng biết…
Sáu giờ sáng của ngày hôm sau, vừa thức giấc là tôi đã ngồi vào bàn, bật máy lên tìm và đọc bài viết của người: “Quê mình ở tuốt miền đất có dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Dãy núi như lấn cho mảnh đất quê mình phải chạy dọc theo bờ biển Đông. Rồi cũng tự hồi đó mãi tới bây giờ,… quê mình một bên thần núi lấn, một bên thần biển ngày đêm âm vang doạ dẫm. Sợ quá mà ốm nheo! Dầu vậy, người dân quê mình cứ bám lấy đất mà ăn ở không biết bao đời, cho nên cha sinh mẹ đẻ của mình cũng đã sinh ra và lớn lên từ đó…
Hồi kia, nhờ thầy cô dạy nên mình cũng đọc được vài trang sách, với chút vốn cỏn con còn lại trong đầu, mình nhớ nhúm mớ thế nầy: quê mình là đất “ Ngũ phụng tề phi”- “ Tứ hùng”- “ Tứ kiêt”… gì đó. Rồi cũng quê mình: có lắm câu ca dao, bài thơ được phổ biến nhằm ngợi ca cái nét đẹp riêng biệt của nước non-cảnh vật:
Sông Thu Bồn chảy về cửa Đại
Lạch Bình Long chảy mãi ra Hàn
Ai về Đà Nẵng Hội An
Cho ta nhắn gửi vài hàng tâm tư”.
Nghe nói Hành Sơn cảnh tuyệt vời,
Cõi trần dạo bước thử xem chơi
Năm hòn chót vót cây chen đá,
Bốn mặt mênh mông nước lộn trời
Bãi cát trắng phau cơn gió bụi
Chòm rêu xanh ngắt bóng trăng khơi.
Ngự thi nét bút còn như vẽ,
Dâu bể bao phen đã đổi dời.”
(Cảnh Ngũ Hành sơn)
Rồi một nhà thơ lại viết:
Quê hương tôi bên ni đèo Ải
Nhấp nhô bóng thuyền Cửa Đại
Già nua nếp phố Hội An
Ngũ Hành Sơn năm cụm ngắm sông Hàn
Ta muốn về Trung Phước giữa mùa ngô
Thăm quê ngoại Đại Bình cam đỏ ối
Sớm Duy Xuyên tơ vàng giăng nghẽn lối
Chiều Điện Bàn xe đạp nước thay mưa
Sông Thu chẳng thiếu đò đưa
Ngọt khoai Tiên Đõa, mát dừa Kiến Tân
Quế Sơn núi liếp mấy tầng…..
Ngoài nước non-cảnh vật hữu tình, người Quảng quê mình còn thêm lòng hãnh diện về “nhân kiệt”. Mình không học được nhiều, nên chỉ biết, chỉ nhớ được một vài con người đã sinh ra từ bản địa như: cụ Huỳnh Thúc Kháng, ông Phan Khôi, Bùi Giáng, Đynh Trầm Ca… ông Hoàng Tuỵ một nhà toán học tên tuổi cũng là người có tổ tiên, nguồn cội từ đất Quảng. Ở quê mình còn có thêm biệt danh “hay cãi” nghe đâu cũng tiếng tăm lắm! Nhỡ mai nầy, một ai xa lạ đâu đó theo về… tham quang-du lịch quê mình, nhớ nên lựa lời mà ăn nói cho ra hoạch, ra trò đấy nhé!. Thực tế chuyện hay cãi hãy còn đây:
Học trò trong Quảng ra thi
Thấy o gái Huế chân đi không đành”
Bị cãi lại ngay lập tức:
Học trò trong Quảng ra thi
Mấy cô gái Huế chân đi không đành”.
Chuyện địa linh nhân kiệt, nghe đã sướng người. Lại còn “món” ngôn ngữ nói có tính cách rất riêng của một địa phương. Nếu không là người quê mình thì cũng không nghe, hiểu được những: tau, mi, ni, nớ,… là gì. Mô đâu ngày kia, có người đã viết bài thơ tỏ tình như sau:
Nè mi mới dọn tới bên nhà
Dị òm tau cũng bước chưn qua
Ba đi một cấp răng về kịp?
Mẹ chắc giờ ni ở chỗ bà
Mi ở Điện Bàn hay Duy Xuyên
Tết ni không nói chuyện tình duyên
Tết mô mới nói cùng mi hỉ
Không nói mần răng ván đóng thuyền
Nói thiệt chớ ai thèm nói lung
Nghĩ chi lạ rứa, tội tau không
Gặp mi bữa nớ ưng mi gướm
Cái nhớ mỗi ngày thêm nhớ hung
Quà xuân tau nhét vô trong thụng
Xí nữa gặp mi, tau lấy ra
Còn y nguy đó, răng mà mất
Rủi mất thì tau sắm lại quà…”
Bên cạnh mì Quảng ngon nổi tiếng, quê mình còn có quế, hồ tiêu và trái cây lòn bon rất được nhiều người ưa chuộng xưa nay.
Còn đây, một điểm rất đáng để quan tâm về đất Quảng quê mình. Chắc chắn nhiều người đã biết. Hơn một trăm năm qua, nơi nào trên mảnh đất “địa linh nhân kiệt” nầy cũng có những con người Tin Lành, những nhà thờ Tin Lành, điểm nhóm Tin Lành và cũng từ đó, có rất nhiều người xứ Quảng kẻ đi, người ở được Chúa chọn trở nên tôi, con của Nước Trời… Còn những năm tháng gần đây, mình lại thấy thoả lòng làm sao về những người con, người em Tin Lành từ quê lên phố làm ăn, học hành…Trong số ấy, có người em đã ngày nào mình còn nhớ cái quần cụt ngủn, cái áo sứt khuy lon ton chân sáo theo sau gánh mì Quảng của mẹ trên con đường làng ngoằn ngoèo từ nhà ra chợ. Thương đến làm sao! Nay, nghe đâu, lớn nhanh như thổi, xinh gái và đã trở thành cô giảng viên của một trường Đại học nào đó nơi phố xa mới oai cho chứ! Nó được như vậy là xứng đáng lắm! Vì trước đây, ở quê, chính nó đã từng phải trả giá cho niềm tin của một người Tin Lành kia mà! “Phước cho các con khi bị người ta mắng nhiếcngược đãi và vu cáo đủ điều ác vì cớ Ta.”- Ma-thi-ơ 5:11.
Quê mình là thế. Cảnh thì đẹp, người thì tuấn tú, cần mẫn. Còn niềm tin đối với Thiên Chúa của rất nhiều người Tin Lành thì chắc mẫm”.
Đọc xong bài viết của người bạn. Người tôi như tinh hẳn ra, những cái mỏi mệt cũng tan biến nơi đâu. Tôi thầm khen người bạn của tôi: anh viết được đấy! Rồi theo

 lời anh dặn, tôi nối máy gọi ngay cho anh.
TÚ NGỌC PHÔ

 

Có thể bạn quan tâm