Trang chủ Hỏi Và Đáp Tại sao nhiều người trẻ lìa bỏ niềm tin?

Tại sao nhiều người trẻ lìa bỏ niềm tin?

bởi admin

Câu hỏi: Tại sao nhiều người trẻ lìa bỏ niềm tin?

Trả lời: Một khảo sát gần đây thực hiện bởi Nhóm Barna, một tổ chức nghiên cứu hàng đầu chú trọng vào mối liên hệ giữa niềm tin và văn hoá, cho thấy rằng ít hơn 1 phần trăm trong số thanh niên ở Mỹ có thế giới quan kinh thánh. Giật mình hơn, dữ liệu cho thấy ít hơn 0.5% Cơ Đốc Nhân tuổi từ 18 đến 23 có thế giới quan kinh thánh.

Nhóm Barna định nghía những người có thế giới quan kinh thánh nếu họ tin:

• Rằng giá trị đạo đức tuyệt đối có tồn tại,
• Rằng Kinh Thánh là hoàn toàn không sai sót,
• Rằng Satan là thực thể có thật, không phải là biểu tượng,
• Rằng một người không thể giành được con đường tới vương quốc Đức Chúa Trời thông qua công đức,
• Rằng Jesus Christ sống cuộc sống không tội lỗi trên đất, và

• Rằng Chúa là Đấng Sáng Tạo tối cao, toàn năng nên thiên đường và trái đất và ngự trị trên khắp vũ trụ ngày nay.

Một nghiên cứu khác bởi Trường Đạo Fuller quyết định rằng yếu tố quan trọng nhất khiến thanh niên rời nhà thờ hay kiên định giữ niềm tin là ở việc họ có nơi trú ẩn an toàn để biểu lộ những nghi ngờ hay lo lắng liên quan tới Phúc Âm và niềm tin khi họ rời gia đình. Điều quan trọng là những người trẻ của chúng ta có những người trưởng thành đưa ra phương hướng và chỉ dẫn liên quan tới những nỗi sợ họ có thể có về niềm tin của mình. Nơi trú ẩn như vậy được tìm thấy ở hai nơi: tại nhà cha mẹ và ở chương trình mục vụ thanh niên tại nhà thờ của họ.

Tuy nhiên, nghiên cứu Fuller cũng tìm ra rằng hầu hết các chương trình thanh niên tại nhà thờ có xu hướng chú trọng sức lực vào cung cấp vui chơi giải trí và pizza hơn là chú trọng vào xây dựng đức tin của những người trẻ. Dẫn đến kết quả, những thanh thiếu niên của chúng ta không được trang bị tốt để đối mặt với những thử thách chúng sẽ gặp phải trên thế giới khi rời gia đình.

Hơn nữa, hai nghiên cứu thực hiện bởi cả Nhóm Barna và USA Ngày Nay, cho thấy gần 75 phần trăm những Cơ Đốc Nhân trẻ tuổi rời nhà thờ sau trung học. Một những lí do chủ chốt khiến họ làm vậy là chủ nghĩa hoài nghi tri thức. Đây là kết quả của việc những người trẻ không được dạy Kinh Thánh tại nhà hoặc tại hội thánh. Số liệu thống kê cho thấy người trẻ ngày nay dành trung bình 30 giờ một tuần tại trường công nơi chúng được dạy những ý tưởng đối lập với những sự thật từ kinh thánh, ví dụ như sự tiến hoá, sự chấp thuận về đồng tính, vân vân. Sau đó chúng về nhà, 30 giờ nữa hàng tuần ngồi trước TV bị tấn công bởi những quảng cáo dâm dật và những chương trình hài kịch tình huống dâm dục hoặc “kết nối” với bạn bè trên Facebook, ở trên mạng hàng giờ, tán gẫu với nhau, hoặc chơi game. Trong khi thời gian hàng tuần tại lớp học Kinh Thánh tại nhà thờ là 45 phút. Không ngạc nhiên tại sao những người trẻ rời nhà không có thế giới quan Cơ Đốc. Hầu hết các sinh viên này không được chuẩn bị để bước vào giảng đường đại học nơi mà hơn một nửa các giáo sư nhìn Cơ Đốc Nhân với thái độ thù địch và tận dụng mọi cơ hội để xem thường họ và niềm tin của họ.

Không bàn cãi rằng yếu tố chủ chốt trong việc người trẻ kiên định giữ vững trong niềm tin Cơ Đốc hay rời bỏ niềm tin là sự ảnh hưởng từ cha mẹ. Như Châm Ngôn nói, “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, hầu khi về trở già nó sẽ không lìa đường lối đó” (Châm ngôn 22:6). Một nghiên cứu cụ thể cho thấy rằng khi cả hai cha mẹ trung tín và tích cực trong hội thánh, 93 phần trăm con của họ trung tín. Khi chỉ một trong hai cha mẹ trung tín, 73 phần trăm số con của họ trung tín. Khi cả hai cha mẹ đều không đặc biệt tích cực, chỉ có 53 phần trăm số con của họ giữ trung tín. Trong những trường hợp khi cả hai cha mẹ đều hoàn toàn không tích cực và chỉ thi thoảng tham dự hội thánh, tỉ lệ con họ giữ trung tín giảm xuống tầm 6 phần trăm.

Thanh thiếu niên ngày này tranh cãi lẫn nhau Đạo Cơ Đốc ra sao khi so sánh với các niềm tin cạnh tranh khác trên thế giới. Các tuyên bố mang tính tương đối như, “Bạn có sự thật của bạn và tôi có của tôi”, hoặc “Jesus chỉ là một trong nhiều những vị lãnh đạo tôn giáo vĩ đại”, đang trở nên được chấp nhận trong xã hội chúng ta. Thanh thiếu niên khi đi xa khỏi gia đình nên được dạy dỗ đầy đủ làm sao để ứng phó với những người bạn thế tục. Chúng nên được chuẩn bị đầy đủ để sẵn sàng trả lời mọi kẻ chất vấn về hy vọng của chúng (1 Phi-e-rơ 3:15): Đức Chúa Trời có thực sự tồn tại? Tại sao Chúa cho phép sự đau đớn và chịu đựng tràn lan trên thế giới? Kinh Thánh có thật sự đúng đắn? Có sự thật tuyệt đối?

Những người trẻ của chúng ta phải được trang bị tốt hơn để hiểu tại sao chúng tin vào những điều Cơ Đốc Giáo xác nhận hơn là những hệ thống niềm tin khác. Điều này không chỉ cho bản thân chúng mà còn cho những người thẩm vấn niềm tin của chúng. Cơ Đốc Giáo là chân chính; là lẽ thật. Những lẽ thật đó nên được thấm sâu vào tâm trí những người trẻ của chúng ta. Những người trẻ nên được chuẩn bị cho những câu hỏi thách thức trí tuệ và những đối đầu mang tính tôn giáo chúng sẽ gặp phải khi rời gia đình. Khoá học vững chắc về biện giáo học (biện giải tôn giáo), nghiên cứu về biện hộ lẽ thật, là cần thiết trong chuẩn bị người trẻ hiểu và biện hộ về tính xác đáng của Phúc Âm và tính xác thật của niềm tin Cơ Đốc.

Hội thánh cần chú tâm đến các chương trình cho thanh thiếu niên. Thay vì giải trí tiêu khiển chúng với những thơ kịch ngắn, ban nhạc và video, chúng ta cần dạy Kinh Thánh với lô-gic, lẽ thật và thế giới quan của người Cơ Đốc Nhân. Frank Turek, một tác giả và giảng viên Cơ Đốc nổi tiếng về biện giáo học khi trình bày vấn đề người trẻ vấp ngã trong niềm tin, đã nói như sau: “Chúng ta sai lầm trong nhìn nhận rằng cái chúng ta thu hút chúng bằng… với cái chúng ta thu phục chúng về.”

Các phụ huynh Cơ Đốc và hội thánh cần làm tốt hơn trong việc phát triển những trái tim và tâm trí người trẻ với Lời của Chúa (1 Phi-e-rơ 3:15, 2 Cô-rinh-tô 10:5).

English

 

Nguồn:

https://gotquestion.org/Viet

Có thể bạn quan tâm