Trang chủ Tổng Hợp Tam Vị Nhất Thể

Tam Vị Nhất Thể

bởi admin

Trích từ HIỂU BIẾT THẦN HỌC CƠ ĐỐC

Sách giáo khoa của VMI

Sự đề cập của ba danh. Ê-sai bày tỏ sự hiện hữu của ba thân vị. Chúa phán qua tiên tri: “Các ngươi hãy đến gần mà nghe điều này: từ lúc ban đầu ta chưa hề nói cách kín giấu. Vừa lúc có sự ấy, ta đã ở đó rồi. Vả, bây giờ, Chúa Giê-hô-va và Thần của Ngài, sai ta đến” (Ê-sai 48:16). Đây là sự đề cập đến: một thân vị, đấng phán (“Ta”); một đấng khác (“Chúa”); và một thân vị thứ ba (“Thần”).

Trong sự tiên báo, Ê-sai ghi lại lời của Đấng Mê-si: “Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ta; vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta, đặng giảng tin lành cho kẻ khiêm nhường. Ngài đã sai ta đến đặng rịt những kẻ vỡ lòng, đặng rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục” (Ê-sai 61:1-2). Chúa Giê-su Christ ám chỉ lời tiên tri này cho Ngài khi Ngài dạy trong nhà hội tại Na-xa-rét (Lu-ca 4:16-21). Đoạn Kinh Thánh quan trọng này cũng đề cập đến: thân vị thứ nhất, đấng nói (“Ta”);  thân vị thứ hai (“Thần”) và thân vị thứ ba (“Chúa Giê-hô-va”).

Trong chính các  đoạn Kinh Thánh này từ sách Ê-sai cho chúng ta thấy rằng ba thân vị này đều có thể được gọi là thần. Nhưng ba thân vị này hàm ý sự hiện hiện của ba thân vị riêng biệt tại cùng một sự kiện. Sự nhận dạng và đồng nhất rõ ràng về thần tánh của ba thân vị được bày tỏ lần nữa trong Tân Ước.

                Đức Chúa Cha, Chúa Giê-su Christ và Đức Thánh Linh. Tân Ước làm sáng tỏ những ám chỉ trước đây của Cựu Ước về số lượng ngôi vị thần linh trong Tam vị Nhất Thể. Trong lễ báp tem của Chúa Giê-su được Giăng Báp-tít thực hiện tại sông Giô-đanh, cả ba thân vị đều được nhận dạng và hoạt động “Vừa khi chịu phép báp-têm rồi, Đức Chúa Giê-su ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu, đậu trên Ngài.  Tức thì có tiếng từ trên trời phán rằng: Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng” (Ma-thi-ơ 3:16-17). Ba thân vị đó chính là: Chúa Giê-su, Đức Thánh Linh, và Đức Chúa Trời (tiếng phán từ trời). Sự kiện này cho thấy rằng ba thân vị riêng biệt đều hiện diện tại một thời điểm trong cùng một sự kiện.

Khi Chúa Giê-su chịu Sa-tan cám dỗ, Ngài chịu Đức Thánh Linh dẫn Ngài vào nơi đồng vắng (Ma-thi-ơ 4:1). Là Con của Đức Chúa Trời, là Đấng Thần – Nhân, Ngài biết rằng bất cứ ai thử thách Đức Chúa Trời đều là sai trái (Ma-thi-ơ 4:7). Ngài cũng biết rằng sự thờ phượng thật phải luôn luôn hướng về Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 4:10). Trong sự kiện này có một phân biệt trong sự đề cập ba thân vị mặc dù phần Kinh Thánh này không đề cập đến thần tánh cho cả ba thân vị.

Trong đêm trước khi Ngài chịu đóng đinh, Chúa Giê-su đã phân biệt ba thân vị, “Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên ủi khác, để ở với các ngươi đời đời, tức là Thần lẽ thật, mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi” (Giăng 14:16-17). Sau đó Ngài có nhắc lại điều này, “Nhưng Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi” (Giăng 14:26, 15:26). Ngài nói đến Đức Chúa Cha, Đức Thánh Linh và chính mình Ngài là những thân vị riêng biệt trên thiên đàng.

Đấng Christ phân biệt ba thân vị trong Tam Vị Nhất Thể khi Ngài trao sứ mạng truyền giáo cho các sứ đồ: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ” (Ma-thi-ơ 28:19). Đức Chúa Trời là duy nhất, vì vậy danh Ngài là một chủ từ số ít. Nhưng có ba thân vị trong một chủ thể thiêng liêng, các thân vị đó được phân biệt là Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh.

Chúa Ba Ngôi tham gia vào việc quản lý các ân tứ thuộc linh cho các Cơ đốc nhân trong thân thể của Đấng Christ, hội thánh thật của Ngài, “Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh. Có các chức vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa.  Có các việc làm khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng làm mọi việc trong mọi người” (1 Cô-rinh-tô 12:4-6). Ở đây, Đức Thánh Linh, Chúa Giê-su Christ và Đức Chúa Cha đều được đề cập.

Phao lô kết thúc bức thư gửi cho hội thánh Cô-rinh-tô với lời chúc phước: “Nguyền xin ơn của Đức Chúa Giê-su Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy!” (2 Cô-rinh-tô 13:13). Danh của cả ba thân vị này đều được trình bày theo thứ tự: Đức Chúa Giê-su Christ, Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh.

Phi-e-rơ giải thích hoạt động của ba thân vị trong chương trình cứu chuộc khi lý giải về thần học: “…những người được chọn theo sự biết trước của Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha, và được nên thánh bởi Đức Thánh Linh, đặng vâng phục Đức Chúa Giê-su Christ và có phần trong sự rải huyết Ngài: nguyền xin ân điển và bình an thêm lên cho anh em!” (1 Phi-e-rơ 1:2). Ở đây thứ tự của ba danh xưng là: Đức Chúa Cha, Đức Thánh Linh và Đức Chúa Giê-su Christ.

Trong một lời khuyên các tín hữu trong việc giữ gìn kinh nghiệm thuộc linh của họ, Giu-đe viết, “Hỡi kẻ rất yêu dấu, về phần anh em, hãy tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình, và nhân Đức Thánh Linh mà cầu nguyện, hãy giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời, và trông đợi sự thương xót của Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta cho được sự sống đời đời” (Giu-đe 20-21). Thứ tự danh xưng được sắp xếp ở đây là Đức Thánh Linh, Đức Chúa   Cha và Chúa Giê-su Christ.

Những phần kinh thánh này cho thấy rằng không có một thứ tự cố định nào trong đó các danh xưng của ba thân vị xuất hiện. Sự quan sát này nhất quán với sự bình đẳng của ba thân vị trong một thần chủ. Những người tin lành thuần tuý nhận dạng Chúa Ba Ngôi là Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Chúng ta sử dụng thứ tự này theo nghi thức phép báp tem quen thuộc (Ma-thi-ơ 28:19) và vì vai trò của ba thân vị trong sự cứu chuộc, trong đó Đức Chúa Cha sai phái Đức Chúa Con và cả Đức Cha và Chúa Con  đều sai phái Đức Thánh Linh.

Có thể bạn quan tâm