Trang chủ Tổng Hợp Tôi Sẽ Làm Được

Tôi Sẽ Làm Được

bởi admin
TÔI SẼ LÀM ĐƯỢC
Dr. Jim Denison
Zlata Moiseinko, 10 tuổi, đang sống trong một ngôi trường ở Ukraine đã được đổi thành bệnh viện dã chiến do nhân viên y tế Do Thái điều hành. Cuộc xâm lược của Nga hiện đã khiến một nửa số trẻ em của Ukraine, Zlata là một, phải di tản. Bé trở nên bất an đến nỗi cha cô đã liều mình quay trở lại chỗ của họ ở để giải cứu chú chuột bạch Lola, để an ủi bé. “Con muốn hòa bình cho tất cả Ukraine,” bé nói với một phóng viên nhà báo Associated Press.
Chi phí nhân lực của cuộc khủng hoảng leo thang này thật kinh khủng. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố trong tuần này mô tả “tội ác chiến tranh của lực lượng Nga ở Ukraine.” Chính quyền Biden hôm qua thông báo Mỹ sẽ tiếp nhận 100 nghìn người tị nạn Ukraine đang tìm cách lánh nạn. Và các đồng minh NATO ngày 24 đã đồng ý cung cấp cho Ukraine trang thiết bị và nhân viên huấn luyện để ứng phó cuộc tấn công của Nga khi họ dùng vũ khí hóa học, sinh học, hoặc có thể là hạt nhân.
Đối mặt với những thách thức như vậy, tôi minh định trong suốt tuần này rằng Cơ đốc nhân nên kiềm chế các cuộc khủng hoảng vì cớ phúc âm. Về mặt tâm linh, chúng ta được kêu gọi để mang “ánh sáng của thế gian” vào nơi tăm tối, rằng chúng ta được giao nhiệm vụ trở thành môn đệ khắp nơi, ngay cả những quốc gia đang có chiến tranh.
Nhưng vẫn chưa đủ để biết rằng chúng ta được gọi là những tác nhân thay đổi trong một nền văn hóa băng hoại — chúng ta phải tin rằng chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt mang tính biến đổi ở nơi chúng ta đang sinh sống. Để đạt được điều đó, chúng ta hãy tập trung vào năng quyền mà Đức Chúa Trời có thể thay đổi chúng ta.
Những gì xảy ra thông qua chúng ta trước tiên phải xảy ra với chúng ta. Nói cách khác, khi điều gì đó xảy ra với chúng ta, nó cũng có khả năng xảy ra thông qua chúng ta.
Trong Jesus the Great Philosopher: Rediscovering the Wisdom Needed for the Good Life, học giả kinh thánh Jonathan T. Pennington xác định hai đặc điểm của đạo đức kinh thánh: bắt chước và đại diện.
Các tiêu chuẩn đạo đức trong Kinh thánh được bắt chước ở chỗ các yêu cầu đạo đức của Đức Chúa Trời bắt nguồn từ bản chất của Ngài. Theo Pennington, “Con người sẽ chỉ tìm thấy sự sống và hưng thịnh khi họ noi gương Đấng tạo ra họ, khi họ học cách sống trong thế gian theo những cách phù hợp với bản chất, ý chí, và vương quốc sắp đến của Đức Chúa Trời.”
Đạo đức kinh thánh là đại diện ở chỗ “chúng ta với tư cách là tác nhân đạo đức.” Như Pennington lưu ý, “Con người chúng ta là ai rất quan trọng — sự hiểu biết, cảm xúc, động cơ, và mong muốn của chúng ta được gói gọn trong những gì đúng và sai”.
Đạo đức bắt chước và đại diện này là một loại ‘đạo đức nhân đức’, “không chỉ tập trung vào các vấn đề bên ngoài là đúng và sai mà còn vào con người bên trong và sự phát triển của chúng ta để trở thành một hạng người nhất định. Trong Kinh thánh, điều này có nghĩa là trở nên giống chính Chúa hơn.”
Đây là nan đề: chúng ta cần sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời để trở nên giống Ngài hơn. Con người, bởi vì bản chất sa ngã và tội lỗi, không thể biến mình thành thánh nhân khi còn là tội nhân. Tôi đã từng nghe những nỗ lực của con người để đủ tốt cho Chúa được ví như một nhóm khách du lịch quyết định bơi từ California đến Hawaii. Những người bơi giỏi nhất đã tiến xa hơn những người khác, nhưng tất cả đều chết đuối.
Đây là lý do tại sao, như Irenaeus đã lưu ý, Chúa Giê-su đã trở thành một trong chúng ta để chúng ta có thể nên một với Ngài. Thánh Leo the Great đã nói về Chúa của chúng ta, “Ngài đã mang bản chất của một tôi tớ không tỳ vết tội lỗi, mở rộng nhân tính của chúng ta mà không làm giảm đi thần tính của Ngài. Ngài tự làm trống rỗng chính mình: dù vô hình nhưng Ngài bày tỏ sự hữu hình, mặc dù là Đấng Tạo Hóa và Chúa tể của muôn vật, Ngài đã chọn làm người phàm trần như chúng ta. Tuy nhiên, đây là sự hạ mình của lòng thương xót, không phải là sự đánh mất tính toàn năng. Vì vậy, Đấng trong bản chất của Đức Chúa Trời đã tạo ra con người, đã trở nên bản chất của một tôi tớ, tức là chính con người.”
Vì Đấng Cứu Rỗi vô tội đã chết vì tội lỗi của chúng ta, trả món nợ bằng cách chết trên thập tự giá thay chúng ta, bạn và tôi bây giờ có thể “vững lòng đến gần ngai ân sủng, để được thương xót và tìm được ân sủng khả dĩ giúp đỡ chúng ta kịp thời.” (Hê-bơ-rơ 4:16). Nếu bạn đã cầu xin Chúa Giê-xu tha tội và trở thành Chúa của bạn, thì Đức Thánh Linh của Ngài giờ đây ngự trong bạn, khiến bạn trở thành đền thờ của Ngài (1 Cô-rinh-tô 3:16) và tỏ ra trong và qua bạn “Chúa Cứu Thế ở trong anh chị em, là hy vọng về vinh quang.” (Cô-lô-se 1:27).
Nếu chúng ta ăn năn về những nỗ lực tự cứu rỗi, thánh hóa, và biện minh cho bản thân, đến với lòng khiêm cung và ăn năn với Đấng Cứu Rỗi yêu thương, thì Ngài sẽ tha thứ mọi điều chúng ta vi phạm (1 Giăng 1: 9), xóa bỏ tội lỗi chúng ta “Phương đông xa cách phương tây” (Thi. 103: 12), “Ngài sẽ ném bỏ mọi tội lỗi chúng con xuống đáy biển sâu.” (Mi-chê 7:19b), và “chẳng nhớ tội chúng nó nữa.” (Giê-rê-mi 31:34b; Hê-bơ-rơ 8:12).
Sau đó, khi tình yêu thương của Ngài giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi, nhờ ân điển này mà “chúng ta đến gần Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 7:19), Thánh Linh của Ngài thể hiện “bông trái” trong đời sống chúng ta (Ga-la-ti 5: 22–23), và chúng ta trở thành những người được thay đổi để Chúa sử dụng thay đổi thế giới.
Bạn và tôi không thể ngăn chặn cuộc xâm lược khủng khiếp của Putin vào Ukraine. Chúng ta không thể ngăn chặn mọi tội ác, ngăn chặn mọi thảm họa, hoặc chữa lành mọi bệnh tật. Tuy nhiên, chúng ta không được để những gì chúng ta không thể làm ngăn cản chúng ta làm những gì chúng ta có thể làm.
Nếu hy vọng của chúng ta đặt trong khả năng và nhân lực của mình, chúng ta thực sự không có hy vọng nào cả. Nhưng hy vọng của chúng ta đặt trong Đấng ngự trị chúng ta, ban sức mạnh cho chúng ta, và muốn sử dụng chúng ta như thân thể của Ngài để tiếp tục sứ vụ mà Ngài đã bắt đầu trong thân thể vật chất của mình (1 Cô-rinh-tô 12:27).
Tất cả những gì Chúa Giêsu đã từng làm, Ngài vẫn còn có thể làm được. Những gì Chúa đã làm trên trái đất, Ngài vẫn có thể làm trên thế gian. Những gì Chúa đã làm thông qua những người đầu tiên theo bước chân Chúa, Ngài có thể làm được thông qua chúng ta.
Chúng ta sẽ quỳ gối trước ngôi trời với tư cách là con dân Chúa hôm nay chứ? Liệu chúng ta có sử dụng các ân tứ Chúa ban để mở rộng vương quốc của Ngài không? Chúng ta sẽ tìm kiếm vinh quang của Chúa thay vì của riêng mình?
Khi làm vậy, chúng ta có thể nói với tác giả và người truyền đạo Edward Everett Hale (1822–1909), “Tôi chỉ là một, nhưng tôi là một. Tôi không thể làm mọi thứ, nhưng tôi có thể làm điều gì đó. Điều mà tôi phải làm, tôi có thể làm. Và bởi ân điển của Chúa, tôi sẽ làm được.” Anh chị em thì sao?
Lược dịch: Nguyễn Thị Bảo Hạnh
Có thể là hình ảnh về hoa hồng

Có thể bạn quan tâm