Trang chủ Niềm Tin Minh Họa CÂU TRẢ LỜI CHO THẮC MẮC CỦA TÔI

CÂU TRẢ LỜI CHO THẮC MẮC CỦA TÔI

bởi admin
TÔI MỚI TÌM ĐƯỢC MỘT CÂU TRẢ LỜI CHO THẮC MẮC CỦA LÒNG TÔI…
Ở Mỹ tốt thật, tôi có đủ cơ hội và thuận tiện để tìm hiểu tất cả những câu hỏi mà tôi quan tâm. Ở Việt Nam nếu bạn có câu hỏi, bạn tìm ở đâu? Ngày nay cảm ơn Đức Chúa Trời đã cho loài người nhiều cơ hội để tìm hiểu, để khám phá và để sống thoả lòng. Tôi đang vui vì cơ hội Chúa ban cho. Tôi thoả lòng về hướng đi của cuộc đời: hướng đi lên.
Tôi nghĩ có lẽ đây là câu hỏi và câu giải đáp mà người Việt đang cần. Tôi vui thoả về câu trả lời nầy. Một câu hỏi cần được trả lời tôi ấp ủ từ lâu. Thực ra tôi chỉ tìm được câu trả lời nầy sau khi tôi đối diện với việc yêu quê hương như thế nào? Tôi nghiệm thấy tất cả câu hỏi của loài người kể cả người Việt hôm nay đều có thể tìm được câu trả lời thích đáng trong quyển Kinh Thánh mà chúng ta đang có trong tay. Hãy tìm đọc và tìm hiểu Kinh Thánh, bạn sẽ được Chúa trả lời. Mời bạn cùng xem câu trả lời sau đây nhé:
… Có một câu đáng ngạc nhiên trong việc mô tả hội thánh đầu tiên trong Công vụ đoạn 2 mà dẫn nhiều người suy nghĩ liệu Kinh Thánh có ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, và dẫn đến một số người bảo vệ quyết liệt về ý tưởng cho rằng chủ nghĩa cộng sản thực ra là phù hợp với Kinh Thánh. Phân đoạn này nói rằng “Tất cả tín hữu đều hiệp lại với nhau và lấy mọi vật làm của chung. Họ bán hết tài sản, của cải mình có mà phân phát cho nhau tùy theo nhu cầu của mỗi người” (Công vụ 2:44-45). Lời khẳng định này dường như ngụ ý rằng chủ nghĩa cộng sản (trong thâm tâm, có một khát vọng xóa bỏ đói nghèo bằng cách “ban phát của cải cho chung quanh”) được tìm thấy ở đây trong những hội thánh Cơ đốc đầu tiên. Tuy nhiên, có sự khác nhau quan trọng giữa hội thánh đầu tiên trong Công vụ đoạn 2 và một cộng đồng chủ nghĩa cộng sản mà chúng ta phải hiểu.
Trong Công vụ đoạn 2 hội thánh đã ban phát cho mỗi người từ những điều tốt đẹp của mình để cho những người cần dùng (Rô-ma 12:14; Ga-la-ti 6:10; 1 Giăng 3:17), và họ ban phát một cách rộng rãi, không có một quy định về việc họ sẽ ban phát bao nhiêu. Theo cách nói khác, họ san sẻ những gì mà họ có từ tình thương cho mỗi người và có một mục đích chung là sống cho Đấng Christ và làm sáng danh Đức Chúa Trời. Trong một cộng đồng chủ nghĩa cộng sản, con người cho bởi vì hệ thống nhà nước cưỡng ép họ phải cho đi. Họ không có quyền lựa chọn trong việc như cho bao nhiêu và ai sẽ là người họ cho. Do đó, điều này không phản ánh được họ là ai; điều này cũng không nói được về con người họ hay tính cách của họ. Dưới chủ nghĩa cộng sản, một người ban phát với lòng vui vẻ rộng rãi và một người keo kiệt điều cần phải ban phát số lượng như nhau – đó là tất cả những gì họ kiếm được.
Vấn đề ở đây là một bên là ban phát cách vui vẻ (được Kinh Thánh ủng hộ) đối lập với ban phát vì bị ép buộc. Trong II Cô-rinh-tô 9:7 nói rằng “Mỗi người nên quyên góp tùy theo lòng mình đã định, không miễn cưỡng hoặc do ép buộc, vì Đức Chúa Trời yêu mến người dâng hiến một cách vui lòng”. Sau những điều đó, Kinh Thánh chứa đựng nhiều trích dẫn về giúp đỡ người nghèo khó (Phục truyền 15:10-11), hãy rộng lượng với những gì mình có (Châm Ngôn 19:17), và tìm kiếm những ai kém bất hạnh hơn (Gia-cơ 2:15-16). Khi chúng ta vâng lời trong phạm vi này với tấm lòng vui vẻ và với thái độ đúng đắn thì sự ban phát của chúng ta sẽ làm vui lòng Chúa. Những điều mà không làm vui lòng Chúa là ban cho từ việc ép buộc, vì ban cho vì bị ép buộc không phải ban cho từ sự yêu thương và từ đó không đem lại kết quả tâm linh nào cả. Phao-lô có nói trong thư tín Cô-rinh-tô rằng “Dù tôi phân phát cả gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, nhưng không có tình yêu thương thì điều đó chẳng ích gì cho tôi” (I Cô-rinh-tô 13:3). Ban cho một cách không yêu thương là kết quả không thể tránh khỏi của chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa tư bản thực ra là một hệ thống tốt hơn, khi được nói đến về sự cho đi, bởi vì nó đã được chứng minh qua thực tiễn cho thấy rằng điều này làm tăng sự giàu có của cá nhân, điều này cho phép người dân ban cho nhiều hơn. Chủ nghĩa cộng sản đã được chứng mình qua thực tiễn cho thấy rằng nó làm cho toàn dân nghèo hơn, ngoại trừ một vài người nắm quyền lực quyết định sự giàu có sẽ đi đâu. Tuy nhiên, ngay cả chủ nghĩa tư bản, bản thân nó, cũng không hoạt động theo như là một hệ thống để giúp đỡ người nghèo. Điều này phụ thuộc vào những công dân siêng năng (Châm ngôn 10:4) và có lòng rộng rãi với những của cải họ làm ra (I Ti-mô-thê 6:18) và cho đi tình yêu vì Chúa và những người xung quanh. Vì thế, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã thiết kế cho nhu cầu thể chất và tài chính của những người nghèo để họ gặp những Cơ Đốc nhân, hơn là bởi hệ thống chính phủ nào đó.
Hôm nay tháng Ba đến rồi cũng có nghĩa là mùa xuân đã đến rồi ở Dallas, nơi gia đình tôi đang sinh sống. Cây đã nở lộc, lá xanh xuất hiện trên cành, vạn vật bắt đầu xanh tươi. Không ai còn sợ Covid-19. Hy vọng mọi sự trở lại bình thường. Buồn phiền tan biến. Mùa xuân đang đem đến cho tôi một bí quyết sống vui, sống phước.
Tôi thích câu nói của Chúa dạy, “Ban cho có phước hơn lãnh.” Tôi tin lời Chúa nên đã tập tành ban cho, không tiếc, không ngần ngại. Tôi thấy khi tôi càng ban cho thì Chúa lại càng cho lại tôi nhiều hơn, không phải để tôi giữ nhưng để tôi cho nữa. Thật là hạnh phúc. Hãy hỏi đây có phải là kinh nghiệm của các tín hữu Tin Lành?
Tôi thích anh em trong nước đang góp phần Nhịp Cầu Tình Thương và Nhịp Cầu Sinh Ngữ. Tôi thích hình ảnh vui cười của những gia đình vui vẻ hạnh phúc. Tôi thích hình ảnh của những người đang an tâm ngủ yên trong Chúa. Tôi thích tờ báo Hướng Đi mới sắp phát hành. Tôi thích ý nghĩ ở Việt Nam thì người tin Chúa vẫn có thể vui vẻ về một nơi “đượm sữa và mật”, một nơi có “thức ăn dư dật và lòng đầy vui mừng.”
Mục sư Nguyễn Văn Huệ

Có thể bạn quan tâm