Trang chủ Bài giảng Kinh Thánh Giải Thích Thế Nào Về Việc Chúng Ta Không Được Phán Xét Người Khác?

Kinh Thánh Giải Thích Thế Nào Về Việc Chúng Ta Không Được Phán Xét Người Khác?

bởi admin

Câu hỏi: “Kinh Thánh giải thích thế nào về việc chúng ta không được phán xét người khác?

Trả lời: Điều răn của Đức Chúa Giê-xu không được phán xét người khác được trích dẫn nhiều nhất trong các câu nói của Ngài, mặc dù điều này hầu như được trích dẫn trong những hoàn cảnh điều kiện không liên quan. Đây là lời phán của Chúa Giê-xu: “Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét” (Ma-thi-ơ 7:1). Nhiều người sử dụng câu này trong một sự cố gắng để im lặng trước những lời chỉ trích, giải thích ý Chúa Giê-xu muốn nói là “Bạn không có quyền nói tôi là tôi sai.” Xét riêng ra, điều răn của Chúa Giê-xu “Đừng đoán xét” thực sự có vẻ là để ngăn chặn tất cả các đánh giá tiêu cực. Tuy nhiên, vẫn có nhiều đoạn Kinh Thánh còn dài hơn chỉ ba chữ đó.

Điều răn của Kinh Thánh nói rằng chúng ta không được đoán xét người khác không có nghĩa là chúng ta không thể chứng minh sự nhận thức của mình. Ngay sau khi Chúa Giê-xu nói, “Đừng đoán xét,” Ngài nói, “Đừng cho chó những đồ thánh, và đừng quăng hột trai mình trước mặt heo” (Ma-thi-ơ 7:6). Một lần nữa trong cùng một bài giảng, Ngài phán “Hãy coi chừng tiên tri giả…Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được” (câu 15-16). Làm thế nào để phân biệt được ai là “chó” và “lợn” và “những tiên tri giả” trừ khi chúng ta có khả năng đưa ra được những xét đoán về giáo lý và hành động? Chúa Giê-xu cho phép chúng ta nói điều nào đúng và điều nào sai.

Ngoài ra, điều răn của Kinh Thánh nói chúng ta không đoán xét người khác không có nghĩa là tất cả các hành động là đạo đức như nhau hay sự thật đó là tương đối. Kinh Thánh dạy rõ ràng rằng lẽ thật rất khách quan, vĩnh cửu, và không thể tách rời khỏi đặc tính của Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì mâu thuẫn với sự thật đều là một lời dối trá – nhưng, dĩ nhiên, để gọi điều gì đó là lời “dối trá” là để thoát khỏi sự phán xét. Coi tội ngoại tình hoặc giết người là tội lỗi cũng là để vượt qua sự phán xét – nhưng cũng là để đồng ý với Đức Chúa Trời. Khi Chúa Giê-xu phán rằng chớ đoán xét người khác, Ngài không có ý nói là không ai có thể nhận diện tội lỗi là gì, dựa trên định nghĩa của Thiên Chúa về tội lỗi.

Và điều răn của Kinh Thánh mà chúng ta không được đoán xét người khác không có nghĩa là không có cơ chế để xử lý tội lỗi. Kinh Thánh có cả một sách mang tên Các Quan Xét. Các Quan Xét trong Cựu Ước đã được chính Đức Chúa Trời dựng lên (Các Quan Xét 2:18). Hệ thống tư pháp hiện đại, bao gồm các quan xét, là một bộ phận cần thiết của xã hội. Khi nói, “Đừng đoán xét,” Chúa Giê-xu không nói, “Mọi thứ được bỏ qua.”

Ở những địa chỉ khác, Chúa Giê-xu đưa ra một chỉ thị trực tiếp để phán xét: “Đừng cứ xem bề ngoài mà xét đoán, mà phải xét đoán theo lẽ công bình” (Giăng 7:24). Ở đây chúng ta có một chỉ dẫn về phán xét đúng và phán xét sai. Lấy câu này và một số câu khác, chúng ta có thể đưa ra một bản mô tả hoàn chỉnh về kiểu phán xét sai lầm:

Sự phán đoán bề ngoài là sai. Đưa ra sự phán xét về ai đó chỉ dựa trên bề ngoài là tội lỗi (Giăng 7:24). Thật ngu ngốc để đi đến kết luận trước khi điều tra sự thật (Châm ngôn 18:13). Si-môn Người Pha-ri-si đã phán xét một người phụ nữ dựa trên vẻ bề ngoài và danh tiếng của người đó, nhưng ông không thể thấy được rằng người phụ nữ đó đã được tha; vì thế, Si-môn đã nhạo báng Chúa Giê-xu vì sự đoán phạt không công bình của Ngài (Lu-ca 7: 36-50).
Sự phán đoán kiểu giả nhân giả nghĩa là sai. Điều răn của Đức Chúa Giê-xu không đoán xét người khác trong Ma-thi-ơ 7:1 được so sánh với những kẻ giả hình (Ma-thi-ơ 6:2,5,16) và theo sau là một lời cảnh báo chống lại kẻ đạo đức giả (Ma-thi-ơ 7: 3-5). Khi chúng ta chỉ ra tội lỗi của người khác trong khi chúng ta phạm cùng một tội ấy, chúng ta tự lên án mình (Rô-ma 2:1).
Sự phán xét khắc nghiệt, không dung thứ là sai. Chúng ta “đối với mọi người tỏ ra một cách mềm mại, trọn vẹn” (Tít 3: 2). Người thương xót sẽ được tỏ lòng thương xót (Ma-thi-ơ 5: 7), và như Chúa Giê-xu đã cảnh báo, ” Vì các ngươi đoán xét người ta thể nào, thì họ cũng đoán xét lại thể ấy; các ngươi lường cho người ta mực nào, thì họ cũng lường lại cho mực ấy” (Ma-thi-ơ 7:2).
Sự tự xét mình công chính là sai. Chúng ta được kêu gọi là để khiêm tốn, và “Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo” (Gia-cơ 4:6). Người Pha-ri-si trong câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giê-xu về người Pha-ri-si và người thu thuế đã tin tưởng vào sự công bình của chính mình và từ vị trí đáng tự hào đó họ đã đánh giá người thu thuế kia; tuy nhiên, Đức Chúa Trời nhìn tấm lòng và từ chối tha thứ cho tội lỗi của  những người Pha-ri-si (Lu-ca 18:9-14).
Sự phán xét không đúng là sai. Kinh thánh rõ ràng cấm không được mang danh chứng nhân giả (Châm ngôn 19:5)“Không vu khống ai” (Tít 3:2).
Cơ Đốc nhân thường bị buộc tội về sự “xét đoán” hay không khoan dung khi họ lên tiếng chống lại tội lỗi. Nhưng phản đối tội lỗi không phải là sai. Giữ vững tiêu chuẩn của sự công bình thì tự nhiên sẽ giúp xác định điều không công chính và chỉ ra những xấu xa của những người chọn tội lỗi thay vì sự tin kính. Giăng Báp-tít đã gây ra sự oán giận cho bà Hê-rô-đi-a khi ông nói chống nghịch lại sự ngoại tình của bà với vua Hê-rốt (Mác 6:18-19). Cuối cùng bà đã bịt miệng Giăng, nhưng bà không thể im lặng trước sự thật (Êsai 40:8).
Những người tin Chúa được cảnh cáo chống lại những người sống bất công hoặc không công bình, nhưng Chúa Giê-xu khen ngợi “Sự phán xét theo lẽ công bình” (Giăng 7:24). Chúng ta phải sáng suốt (Cô-lô-se 1: 9, I Tê-sa-lô-ni-ca 5:21). Chúng ta phải rao giảng toàn bộ lời khuyên của Đức Chúa Trời, kể cả lời dạy của Kinh Thánh về tội lỗi (Công-vụ 20:27, II Ti-mô-thê 4: 2). Chúng ta phải nhẹ nhàng đối đầu với anh chị em trong Đấng Christ (Galati 6:1). Chúng ta phải thực hành kỷ luật của Hội Thánh (Ma-thi-ơ 18: 15-17). Chúng ta phải nói sự thật trong tình yêu thương (Ê-phê-sô 4:15).

Nguồn: hoithanh.com

Mọi thư từ liên lạc hoặc góp ý xin gửi về [email protected]

Có thể bạn quan tâm