Trang chủ Tổng Hợp Không Ai Được Miễn Trừ Với Coronavirus

Không Ai Được Miễn Trừ Với Coronavirus

bởi admin
người đi xa vắng sao còn nhớ
hàng me già còn đó ai quên
 
_
Warren W. Wiersbe, “Một người bạn và tôi lái xe xuyên qua bang Pennsylvania, chúng tôi liên tục nhìn thấy các biển báo “coi chừng đá rơi!” Chúng tôi thích thú vì đó là một cảnh báo tốt, nhưng làm thế nào để thực hành điều này? Nếu chúng ta nhìn thấy một vài khối đá lớn từ trên đồi cao rơi xuống, có nên dừng xe ngay và điều này có thể gây tai nạn? Hay là chúng ta tăng tốc độ và cố gắng không trở thành mục tiêu của khối đá? Hay là chúng ta “tỉnh thức và cầu nguyện” và tin cậy Đức Chúa Trời giữ các tảng đá không rơi xuống? Bạn chọn cách nào?
Các tảng đá đã rơi xuống trên chiếc xe của Gióp, và ông đã không nhìn thấy là nó đang rơi. Ông đau khổ như một số người phải chịu. Vào một ngày kia tất cả tài sản to lớn của ông bị lấy đi và mười đứa con đều chết hết. Wow! Rồi thì một căn bệnh bí hiểm ung độc tấn công ông từ bàn chân tới đỉnh đầu làm ông vô cùng ngứa ngáy khó chịu. “Gióp lấy một miếng sành đặng gãi mình, và ngồi trong đống tro” (Gióp 2:8). Ông rời khỏi nhà và ngồi bên ngoài thành trên đống tro tàn nơi rác được thu gom. Ở đó ông than khóc, suy ngẫm, nói chuyện với các bạn hữu và chờ đợi Đức Chúa Trời giúp đỡ.”
🙂
Comment: Gióp còn bị đá rơi, thì chúng ta là ai mà được miễn trừ?
Nầy, ta thấy có luồng gió bão đến từ phương bắc, một đám mây lớn bọc lửa giãi sáng khắp tư bề; từ giữa nó, thấy như loài kim bóng nhoáng ra từ chính giữa lửa.
Ê-xê-chi-ên 1:4
Một nơi ở mới. Thầy tế lễ Ê-xê-chi-ên bị bắt sang Ba-by-lôn trong đợt lưu đày thứ hai. Vì không còn ở tại đền thờ và các khí cụ trong đền thờ, Ê-xê-chi-ên không thể tiếp tục mục vụ thường ngày của mình. Khi Chúa đem chúng ta đến một nơi khác, rất có thể chúng ta sẽ kết luận rằng mục vụ của mình đã chấm dứt, tuy nhiên điều đó có thể không đúng. Giô-sép có một mục vụ trong tù tại Ai Cập, và mục vụ đó đã đưa ông đến vị trí là nhà cầm quyền lớn thứ hai của quốc gia này và giải cứu dân tộc Do Thái. Trong thời chiến, nhiều Cơ Đốc Nhân mặc quân phục đã tìm thấy những cơ hội để hầu việc Chúa tại những vùng đất xa lạ. Dù Chúa đưa chúng ta đến nơi đâu, Ngài đã đến nơi đó trước và đã chuẩn bị con đường cho chúng ta. Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi và Ngài có thể hành động qua chúng ta dù chúng ta đang ở đâu trong ý muốn của Ngài. Nếu Chúa đưa bạn đến một vùng đất mới và bạn cảm thấy bị bỏ rơi hoặc cảm thấy cô đơn, hãy được khích lệ! Ngài có công tác dành cho bạn, vậy hãy sẵn sàng!
🙂
Comment: “Dù Chúa đưa chúng ta đến nơi đâu, Ngài đã đến nơi đó trước và đã chuẩn bị con đường cho chúng ta.” Bạn đang ở đâu? Trại tù? Nơi cách ly? Bệnh viện? Nhà riêng? Bạn có thấy Chúa có ở đó?
Một công việc mới. Đức Chúa Trời kêu gọi Ê-xê-chi-ên từ chức vụ là một thầy tế lễ trở thành một tiên tri, đó là một sự kêu gọi rất khó khăn. Giê-rê-mi và Giăng Báp-tít đều có cùng một trải nghiệm như thế, họ đều có cha là thầy tế lễ. Công việc của thầy tế lễ lặp đi lặp lại hằng ngày, bởi vì mọi công việc của họ đều đã được chép trong năm sách đầu tiên của Cựu Ước. Tuy nhiên công việc của một tiên tri thì không thế. Thật vậy, một tiên tri có thể bị tấn công, bị cầm tù, hoặc thậm chí có thể bị xử tử. Thầy tế lễ Do Thái thì được đảm bảo an ninh, nhưng tiên tri phải đối mặt với sự chống đối và hiểm nguy. Mục vụ của thầy tế lễ đó là duy trì và bảo vệ quá khứ để mỗi một thế hệ mới đều biết Đức Chúa Trời và có mối thông công với Ngài. Nhiệm vụ của tiên tri đó là thách thức thực tại khi các vị vua, thầy tế lễ và dân chúng bất trung với Chúa và họ cần phải ăn năn. Đó là lý do tại sao tiên tri thường không phổ biến; nhưng nếu không có đức tin và lòng can đảm của họ thì đất nước sẽ không có tương lai hạnh phúc. Mục vụ tại đền thờ đòi hỏi sự hợp tác giữa các thầy tế lễ và người Lê-vi, nhưng các tiên tri thường phải đi một mình. Hãy xem, Ê-xê-chi-ên có một người vợ để san sẻ gánh nặng, nhưng bà đã mất – và Ê-xê-chi-ên dùng chính tang lễ của vợ để giảng cho dân sự! Ông không có một cuộc sống dễ dàng, nhưng ông đã trung tín cho đến cuối cùng. (Đọc chỗ này nhớ MS Kien Lu)
Một cuộc viếng thăm đáng kinh sợ. Thông điệp của Chúa đến với Ê-xê-chi-ên qua khải tượng về một cơn bão đến từ phương bắc. Giữa đám mây bọc lửa, ông nhìn thấy một ngôi đặt trên một nền trong suốt có các bánh xe đầy mắt ở mỗi góc nền, các bánh xe cùng lúc có thể rẽ đi bất kỳ hướng nào. Bốn sinh vật sống, mỗi sinh vật có bốn mặt, được đặt ở dưới nền và có trách nhiệm cho sự chuyển động của nền ấy. Đó chính là khải tượng của Đức Chúa Trời đang ngự trên ngôi và hành động trong thế giới để hoàn thành mục đích của Ngài. Cơn bão từ phương bắc đang kéo đến, đem theo sự đoán phạt cho dân sự và sự phá hủy cho Giê-ru-sa-lem và đền thờ. Cũng có một cầu vồng xuất hiện quanh ngôi nói về ân điển của Chúa giữa những cơn bão trong cuộc sống. Đức Chúa Trời đoán xét dân sự, nhưng nơi nào tội lỗi tràn ngập thì ân điển của Chúa cũng đầy dư (Rô-ma 5:20), và trong cơn thạnh nộ, Đức Chúa Trời sẽ nhớ đến tình yêu thương của Ngài (Sáng thế ký 9:8-17; Ha-ba-cúc 3:2).
Mỗi một thế hệ trong lịch sử đều trải qua những cơn bão, chúng ta cũng vậy. Trong mỗi một thế hệ, các tiên tri giả tiên đoán về “bình hòa và an ninh,” nhưng cơn bão không bớt đi sự phá hủy của chúng (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:3), và sự đoán xét bắt đầu từ nhà của Chúa (Ê-xê-chi-ên 9:4-6; Giê-rê-mi 25:29; 1 Phi-e-rơ 4:17-18). Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
Hỡi lửa và mưa đá, tuyết và hơi nước,
Gió bão vâng theo mạng Ngài.
Thi Thiên 148:8
Đức Chúa Trời đang kiểm soát cả hoàn vũ – bao gồm những “gió bão” đang xảy ra tại Sài Gòn và Việt Nam.
Bài học nào cho bạn cho tôi?
MỘT CHỊ EM CÔNG GIÁO TRÍ THỨC VIẾTVỀ HT TIN LÀNH PHỤC HƯNG CỦA MỤC SƯ PHƯƠNG TÂN – XUÂN LOAN.
CÓ PHẢI HỘI THÁNH PHỤC HƯNG LÀ NGUYÊN NHÂN LAN TRUYỀN VIÊM PHỔI VŨ HÁN?
 
Khi thông tin về hội thánh liên quan đến dịch Covid khu vực thành phố, nhiều người chỉa mũi dùi vào Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng, người ngoại có, người Công giáo cũng có, cứ như thể nói họ là bội giáo và là nguyên nhân chính làm lây lan dịch…Thậm chí, ông bà mục sư đã có thư xin lỗi cộng đồng về việc đã để lây lan ảnh hưởng đến nhiều người khác. Nhưng một câu hỏi mình muốn đặt ra với tất cả mọi người là liệu họ có phải là nguyên nhân gây ra chuyện này thật sự không?
Trước khi Covid đến hội thánh Phục Hưng, thì dịch Covid đã ở khắp nơi và ai cũng có khả năng nhiễm bệnh. Đừng quên những người mắc Covid đã từng là các vị linh mục, hòa thượng, các lãnh đạo tinh thần và thế tục…trên thế giới chứ đâu phải chỉ hội thánh Phục Hưng. Coi chừng chúng ta mắc lừa bẩy Satan khi nó dùng chính con Covid để triệt hạ một hệ phái Tin Lành đang hầu việc Chúa.
Nếu là người có đức tin, thì có thể nhìn dịch bệnh xuất phát từ tội lỗi mà ra (Cựu Ước), nhưng cũng có một điều nữa là đôi lúc Thiên Chúa cho phép nó xảy ra với một ai đó, để thử thách đức tin của họ nữa (trường hợp ông Gióp cho ta thấy điều này). Cho nên
“Đừng để bất cứ lời độc hại nào ra từ miệng anh chị em, nhưng chỉ nói lời tốt lành để xây dựng đem ích lợi cho người nghe” (Ê-phê-sô 4:29).
Xét đoán là kiêu ngạo, “kiêu ngạo là dẫn đến sụp đổ, ngạo mạn dẫn đến té nhào” (châm ngôn 16,18). Bất cứ ai đang nhiễm bệnh, chúng ta cũng cần giữ nhân phẩm và thật sự yêu thương và tôn trọng họ, vì họ không phải là tội phạm, họ không phải là Covid. Đừng làm như thể họ là Covid.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán xảy ra gần 2 năm nay, trên thế giới biết bao người đã chết, đau khổ nối đau khổ tại Ấn Độ, và nó đã ở các nơi đó trước khi đến HT Phục Hưng, dịch bệnh, mầm bệnh là điều không hề có ai thấy mà né được, đừng đồng hóa con Covid là chính họ, họ là nạn nhân chứ không phải tội phạm.
 
Khi bắt đầu một sự lây lan nào đó, nó đã phải bắt đầu từ rất nhiều nguồn và rất nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân từ phía nhà nước đã chưa thật sự kiểm tra và quản lý kỹ lưỡng. Vì biến chủng Covid mới này ở tại Ấn Độ, vậy cơ quan kiểm soát dịch bệnh đã làm thế nào mà để người từ bên đó nhập cảnh được vào Việt Nam?
Hãy ăn năn sám hối lúc này, và cầu nguyện cho những người anh em Hội Thánh Phục Hưng đang nhiễm bệnh và tất cả những người nhiễm khác, hãy dừng lại những lời chỉ trích buộc tội, khủng bố, và xét đoán nhau. Chúa phán rằng: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán”(Mat. 7:1). Nhưng hãy thương xót để được xót thương.
Mình là người Công giáo, nhưng không vì sự khác tín lý giữa Công giáo và Tin lành mà mình không yêu thương và đối xử với nhau trong tinh thần hiệp nhất được. Sự thật có khác nhau ở một số cái râu ria nhưng cái trọng tâm giữa người Công Giáo và anh em Tin Lành vẫn nằm ở chính sự cứu rỗi nơi Chúa Giê-Su và sống Lời Chúa triệt để với màu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Về phương diện sống và học Lời Chúa nơi Kinh Thánh thì họ còn giỏi và siêng năng hơn cả người Công Giáo mình nữa.
 
Nghĩ xấu về người khác không làm chúng ta tốt hơn họ, thay vì thế, lúc này hãy cầu nguyện cho ông bà Mục sư, chính bản thân họ cũng không hiểu sao mình mắc Covid, và giờ họ phải điều trị trong một điều kiện bệnh dịch như vậy. Nên lúc này họ cần lời cầu nguyện và sự cảm thông chứ không phải thái độ nào khác.
 

Thiên Chúa vẫn đang làm việc, cai trị mọi sự lành dữ. Trong mọi hoàn cảnh, Ý muốn Ngài luôn tốt lành, và mọi sự hiệp lại là vì ích lợi của tập thể hội thánh và sự vinh hiển của Chúa. Điều chúng ta cần làm là tiếp tục tin cậy vào Thiên Chúa và cầu thay cho người anh em Tin lành của mình và ngưng xét đoán họ, hãy yêu thương họ như chính mình đang bị mắc Covid chứ không phải là họ đang mắc nữa.

Cầu Nguyện:
Lạy Thiên Chúa! Anh em Tin lành HT Phục Hưng là anh em một Cha Trên trời với chúng con, và là cùng chung một thân thể trong Chúa Giê-su, chúng con là những chi thể mà Chúa Giê-su là Đầu của thân thể đó.
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi; sự cứu rỗi trong danh Chúa Giê-su và quyền năng Chúa Thánh Thần, xin Ngài tể trị mọi sự và thực hiện mọi điều tốt đẹp theo ý muốn của Ngài ngay lúc này.

Xin Ngài hãy thương xót chữa lành, bảo vệ những anh em Tin Lành Phục Hưng và tất cả những người đang nhiễm Covid được an toàn trước những sự tấn công của bóng tối, chúng con cầu xin trong Danh Chúa Giê-su Ki-tô. Amen


Facebook Monica Nguyễn Ngọc Lụa
Viết từ An Giang Việt Nam

 

 

Có thể bạn quan tâm