Trang chủ Tổng Hợp Tái Sanh

Tái Sanh

bởi admin

Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với ngươi: Các ngươi phải sanh lại.

Giăng 3:7

Từ “sanh lại” xuất phát từ Kinh Thánh và được thế giới vay mượn chế biến thành từ “sửa kiểu lại” hoặc “tân trang”. Những đồ đạc trong nhà đã qua sử dụng có thể làm mới lại theo kiểu chúng được tái sinh. Phong cách này không giống một chút nào với những gì Kinh Thánh dạy về sự tái sinh dành cho một người nhận lãnh đời sống mới và những đặc trưng mới từ Đức Chúa Trời xuyên qua đức tin vào Đấng Christ. Nếu chúng ta thảo luận với  Ni-cô-đem, ông ta sẽ chỉ ra có sự khác biệt giữa đồ nội thất được tu sửa và một tội nhân tái sinh đã được biến đổi thành con cái của Đức Chúa Trời. Ni-cô-đem đã kinh nghiệm việc này.

Ni-cô-đem đã đi từ sự chết đến sự sanh lại. Khi các tội nhân đã chết về phương diện tâm linh đặt đức tin vào Christ, họ được di chuyển từ sự chết đến sự sống. “Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình.… đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ.” (Ê-phê-sô 2:1; 5). Ni-cô-đem đã bị sốc khi Chúa Giê-su phán dạy rằng “nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.” Ni-cô-đem được sinh ra là một người Do thái. Còn có một sự sinh ra nào khác cao trọng hơn sao? Người Do Thái là tuyển dân của Đức Chúa Trời, là một dân tộc mà Đức Chúa Trời đã giải cứu ra khỏi xích xiềng tại Ai cập và ban cho vùng đất hứa.  Ngài ban cho họ quyển Kinh Thánh, và từ Israel Chúa Cứu thế đã đến trần gian chịu chết vì tội lỗi của toàn thể nhân loại. Vậy tại sao một giáo sư người Do Thái như Ni-cô-đem lại cần sự tái sinh? Bởi vì Đức Chúa Trời từ chối sự sinh ra lần thứ nhất theo xác thịt, và Ngài chỉ chấp nhận sự sinh ra lần thứ hai bởi đức tin vào Christ. Không chỉ Ni-cô-đem cần được sanh lại mà toàn bộ người Do-thái cũng cần được sinh lại không miễn trừ ai. Trong ngữ cảnh của Giăng 3:7, “Các ngươi phải sanh lại.” Các ngươi là một danh từ số nhiều, không chỉ đề cập đến mọi người Do Thái mà còn bao hàm luôn tất cả chúng ta trên trái đất. 

Ni-cô-đem đi từ tri thức truyền thống đến hiểu biết lẽ thật. Giống như các nhà lãnh đạo tôn giáo đương thời của Do Thái Giáo, Ni-cô-đem được học tập các giá trị truyền thống của tuyển dân, nhưng ông thất bại ở điểm “người công bình sống bởi đức tin.” (Ha-ba-cúc 2:4; Rô-ma 1:17; Ga-la-ti 3:11; Hêb. 10:38). Chúng ta không được cứu nhờ vào công đức rieng hay những việc làm tốt đẹp, hay hạnh kiểm hay bất cứ thứ gì khác ngoại trừ đức tin vào Christ. Trong Giăng 7:45-52,  chúng ta tìm thấy Ni-cô-đem bảo vệ Chúa Giê-su trước cuộc họp của tòa công luận. Và rồi các quan chức tôn giáo chất vấn ông: “Ngươi cũng là người Ga-li-lê sao? Ngươi hãy tra xét, sẽ thấy rằng chẳng có tiên tri nào từ xứ Ga-li-lê mà ra hết.” (câu 52). Ni-cô-đem và một người bạn của ông là Giô-sép người A-ri-ma-thê, một thành viên của tòa công luận đã khám phá rằng Chúa Giê-su mà họ nhận biết chính là Đấng Mê-si, là Con Đức Chúa Trời. Họ biết rằng Đấng Christ phải chịu đóng đinh và chết trên thập giá. Và rồi họ chuẩn bị sẵn sàng để mai táng thân xác Chúa trong một ngôi mộ. Giô-sép và Ni-cô đem đã không ăn chiên con trong lễ vượt qua, nhưng họ đã tin cậy Chiên con của Đức Chúa Trời. Hai người này đã làm nên sự khác biệt.  

Ni-cô-đem đi từ sự tối tăm đến sự sáng. Bất cứ một trẻ sơ sinh nào được sinh ra cũng phải di chuyển từ sự tối tăm trong bụng mẹ ra đến nơi có ánh sáng của thế giới. Điều này cũng đúng với một con cái của Đức Chúa Trời được tái sinh. Chúa Giê-su là ánh sáng của thế giới (8:12). Ngài đã xác nhận với Ni-cô-đem về điều này (3:19-21). Khi chúng ta đọc về Ni-cô-đem lần đầu tiên, ông ta đang ở trong bóng tối, nhưng lần cuối cùng Kinh Thánh xác nhận ông là chứng nhân về  đức tin của ông vào Christ (19:38-42). Chúa Giê-su phán, “người nào làm theo lẽ thật thì đến cùng sự sáng.” (3:21)

Phước hạnh cho những ai trải nghiệm ba sự thay đổi trên đây!

Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống

Giăng 8:12

Có thể bạn quan tâm