Trang chủ Thần Học Đứa Con Hoang Đàng

Đứa Con Hoang Đàng

bởi admin
“Đứa con hoang đàng là do cha mẹ tạo cơ hội, để nó ăn chơi?”
Có một câu hỏi quan trọng hơn: Có phải A-đam và Ê-va được Đức Chúa Trời ban cho ý chí tự do để rồi sau đó họ chọn đi theo Sa-tan/đi theo ý riêng?
Nó bèn đứng dậy mà về cùng cha mình. Khi còn ở đàng xa, cha nó thấy thì động lòng thương xót, chạy ra ôm lấy cổ mà hôn.
Lu-ca 15:20
Bạn đã nghe câu này: “Nuôi dạy con cái không dành cho những kẻ yếu đuối và hèn nhát.”
Thật không dễ dàng để để trẻ em trải qua những hậu quả tự nhiên do sự lựa chọn của chúng. Đôi khi với tư cách là một người cha/ người mẹ tốt, bạn phải để đứa con gái đãng trí bị điểm 0 khi bài tập về nhà của nó bị bỏ quên ở nhà, hoặc để nó đói một chút nếu nó lại quên bữa ăn trưa. Đôi khi bạn phải lấy đi một món đồ yêu thích (các món đồ chơi, điện thoại, hay bất cứ đồ vật nào chúng ưa thích) nếu con bạn cố chấp phá vỡ các quy tắc mà bạn đã thiết lập. Đôi khi bạn chỉ đơn giản tin cậy rằng Đức Chúa Trời sẽ theo dõi con cái của bạn khi nó lấy đi tài sản thừa kế và phung phí theo ý riêng.
Những hành động trên đây đòi hỏi cha mẹ phải tự chủ, kiểm soát bản thân, đưa ra những quyết định khôn ngoan để huấn luyện con cái theo đường lối Chúa. Công tác nuôi dạy con cái của chúng ta sẽ sản sinh ra các kết quả tương ứng. Giáo dục trong gia đình giúp xây dựng tính cách con cái chúng ta. Là cha mẹ chúng ta cũng gặp khó khăn khi buộc phải can thiệp vào những quyết định của con cái (Trong câu chuyện về người con trai hoang đàng, người cha đã không can thiệp vào sự chọn lựa của đứa con trai. Trong một số gia đình ở Hoa Kỳ và các nước phương tây, khi đứa con được xem là trưởng thành trên 18 tuổi, chúng có quyền thuê nhà ở riêng mà cha mẹ không thể can thiệp. Chuyện này thì các gia đình Vietnamese American đều biết.) Chúng ta cần ân điển Chúa để cư xử giống như người cha trong câu chuyện, sẵn sàng đón nhận và yêu thương khi con trẻ ăn năn trở về.
Bạn có thể dẫn con nai đến suối nước, nhưng bạn không thể ép nó uống nước.
NHỜ ĐẤNG CHRIST TÔI CÓ QUYỀN NĂNG ĐỂ KIỂM SOÁT BẢN THÂN VÀ CÓ NHỮNG TRƯỜNG HỢP TÔI KHÔNG CAN THIỆP VÀO SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI KHÁC.
Tham khảo theo https://vi.wikipedia.org/ chúng ta sẽ có cái nhìn rõ hơn về câu chuyện này:
Câu chuyện thường được nhắc đến như là chuyện”Người con trai hoang đàng”, tiêu đề này không được tìm thấy trong Tân Ước, nhìều nhà phê bình cho rằng câu chuyện nên được đặt tên”Người con đã mất”, sẽ đồng bộ hơn khi được đặt vào chuỗi các dụ ngôn bao gồm Dụ ngôn Đồng bạc bị đánh mất và Dụ ngôn Chiên lạc mất. Các câu chuyện này được ký thuật ngay trước đó trong Phúc âm Lu-ca chương 15. Cả ba câu chuyện kể đều thuộc chủ đề về sự quan tâm của Thiên Chúa dành cho tội nhân chịu hối cải hơn là cho người công chính không hề sa ngã. Một số người khác cho rằng cần đổi tên tiêu đề thành”Chuyện về hai người con”, tập chú vào vai trò của người con cả nhằm đả kích tính ganh tị và đầu óc hẹp hòi.
Đây là một trong những dụ ngôn được biết đến nhiều nhất của Chúa Giê-su, chỉ được chép lại trong Phúc âm Lu-ca, làm nổi bật thông điệp thần học của phúc âm này: Tình yêu và ân điển của Thiên Chúa được ban cho vô điều kiện. Sự tha thứ dành cho người con không dựa trên công đức, vì từ đầu cho đến cuối câu chuyện, khó có thể tìm thấy bất cứ việc lành nào chàng trai đã làm. Chỉ cần hành động quay về trong hối cải là đủ cho tấm lòng bao dung của người cha vẫn hằng mong đợi con mình.
Đứa con hoang đàng là hình ảnh khá phổ biến trong các gia đình Cơ Đốc đương đại, khi những đứa con đến tuổi trưởng thành quyết liệt khước từ niềm tin truyền thống của gia đình, bất kể những nỗ lực của cha mẹ dìu dắt con cái họ từng bước lớn lên trong đức tin, cùng những lời cầu nguyện thấm đẫm tình yêu dành cho đứa con yêu dấu. Kiêu hãnh và mạnh mẽ, chàng trai tìm đến những vùng đất xa lạ, buông mình vào các cuộc phiêu lưu, và háo hức dò tìm các giá trị mới, cho đến khi ngã quỵ trước thất bại và tuyệt vọng. Khi ấy, đứa con hoang đàng mới nhận biết hơi ấm vòng tay ôm của người cha là quý biết bao.
🙂
Phần sau đây có thể xem là phần đọc bổ sung cho câu hỏi trên đây:
Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.
2 Phi-e-rơ 3:9
Là Cơ đốc nhân, chúng ta không có mong muốn nào hơn là con cái mình tin cậy Đức Chúa Trời và bước đi trong lẽ thật. Khi sự trông đợi này không được thỏa mãn, chúng ta sẽ mất nhiều giọt nước mắt và nhiều giờ quỳ gối cầu xin Chúa hãy mang đứa con đó về với mình.
Tôi có một người bạn học phải đau khổ vì chuyện này. Con gái của anh ấy khi vào Đại học, nó tuyên bố rằng nó không chấp nhận đức tin Cơ đốc của gia đình. Người bạn của tôi cầu nguyện thưa với Chúa rằng anh không muốn nhìn thấy con gái mình không có mặt trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Nếu có thể được, anh sẽ đại diện cho con gái mình tiếp nhận Chúa Giê-su Christ làm Cứu Chúa. Tuy nhiên Đức Chúa Trời đòi hỏi sự quyết định đó phải xuất phát từ cá nhân mỗi người – không ai được làm thay.
Các bậc cha mẹ cần sự kiên nhẫn và thời gian để cầu nguyện cho những đứa con hoang đàng trở về. Có thể sẽ mất nhiều giọt nước mắt và trải qua nhiều thập kỷ trước khi chúng trở về. “Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.” Hãy biết rằng Đức Chúa Trời yêu con cái của bạn nhiều hơn là bạn.
Chúng ta nhận thức rằng con cái của mình phải có quyết định cá nhân để lựa chọn tiếp nhận Chúa Giê-su hay là khước từ Ngài. Hãy áp dụng điều này vào sự cầu nguyện của chúng ta hôm nay.
TÔI CHẬM NÓNG GIẬN VÀ NHỊN NHỤC KIÊN NHẪN DƯỚI NHỮNG ÁP LỰC KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC CỦA ĐỜI SỐNG

Có thể bạn quan tâm