Trang chủ Tổng Hợp Thầy Tế Lễ

Thầy Tế Lễ

bởi admin

Trước khi tội lỗi xâm nhập vào thế giới, A-đam và Ê-va đã sống trong một mối quan hệ đẹp đẽ và hài hòa với Chúa. Không cần một thầy tế lễ vào lúc đó. Tuy nhiên, A-đam hoạt động như một thầy tế lễ bởi vì ông đã nhận được những chỉ dẫn từ Chúa và chịu trách nhiệm truyền lại những chỉ dẫn đó cho Ê-va và những người đến sau khác. A-đam đã vâng phục Đức Chúa Trời và truyền đạt cho Ê-va không được ăn trái của Cây Tri thức. Điều này là hiển nhiên, vì khi Ê-va đối mặt với Sa-tan, người phụ nữ này đã đưa ra tuyên bố, “nếu chúng tôi ăn trái từ cây này, chúng tôi chắc chắn sẽ chết.”

Tội lỗi và Cây tri thức.

Sáng thế ký 3:14 – Xuất Ê-díp-tô ký 18

Khi A-đam và Ê-va đã được cảnh báo không được ăn trái của Cây Tri thức, nhưng dù vậy họ cũng chọn ăn trái của cây đó, hậu quả là tội lỗi đã xâm nhập vào thế giới. Nhân loại trở nên chết phần thuộc linh và bị cắt đứt mối tương giao và hiệp thông với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, trong tình yêu và ân sủng của Đức Chúa Trời đối với chúng ta, loài người được hưởng phúc lành gián tiếp từ lời rủa sả của Chúa trên Sa-tan:

Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau.

Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người.

Sáng thế ký 3:15

Sa-tan được thông báo rằng rằng từ hạt giống của người phụ nữ, Đấng Mê-si sẽ đến chết thay cho nhân loại để hoàn thành sự cứu chuộc. Sự chết của Ngài sẽ trả món nợ tội lỗi và khôi phục chúng ta vào mối quan hệ đúng đắn với Chúa. Đức Chúa Trời sẵn sàng chấp nhận huyết của một con sinh tế cho đến khi sự hy sinh trong tương lai của Chúa Giê-su được thực hiện. A-đam và Ê-va đã cố gắng che đi sự trần trồng của mình bằng những chiếc lá vả từ vườn Ê-đen. Trước khi Chúa trục xuất đôi vợ chồng này ra khỏi vườn, Ngài đã che phủ họ bằng da của một con vật (nó phải bị giết chết) thay cho lá vả. Đây là sự hy sinh xương máu đầu tiên cho tội lỗi của tổ phụ loài người. Nhiều thế kỷ sau, trước giả sách Hê-bơ-rơ nhắc nhở chúng ta:

Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch: không đổ huyết thì không có sự tha thứ.

Hê-bơ-rơ 9:22

Tổ phụ con người đã bị trục xuất khỏi Vườn Ê-đen vì có Cây Sự sống trong vườn. Nếu A-đam và Ê-va ăn cây này trong tình trạng tội lỗi, họ sẽ sống mãi mãi mà không có hy vọng được phục hồi mối quan hệ cá nhân với Chúa. Nhiều thế kỷ sau đó Đức Chúa Trời cẩn thận giải thích kế hoạch phục hồi của Ngài cho tuyển dân Israel.

Loài người và chức vụ Thầy tế lễ

Ca-in và A-bên: Sáng thế ký 4

Các con trai của A-đam và Ê-va nhiệt tình xây dựng bàn thờ và dâng tế lễ. Ca-in là một nông dân và dâng hoa trái của đất, nhưng lúc này mặt đất đã bị Chúa nguyền rủa (Sáng thế ký 3:17). Của lễ này không phải là một sự hy sinh xương máu và nó bị từ chối. Ngược lại, A-bên, một người chăn chiên, đã hiến tế bằng huyết của một con sinh và Chúa chấp nhận điều đó. Kinh Thánh không cho chúng ta biết A-bên đã biết hiến tế bằng huyết như thế nào. Ông có thể đã học được nó từ Đức Chúa Trời, hoặc từ việc quan sát A-đam thực hiện trách nhiệm dâng tế lễ. Xa hơn nữa, có thể A-đam đã hướng dẫn con trai mình cách dâng tế lễ.

Nô-ê: Sáng thế ký 8

Trong Sáng thế ký 8, việc đầu tiên mà Nô-ê đã làm khi rời khỏi tàu là xây dựng một bàn thờ và dâng tế lễ bằng huyết cho Đức Chúa Trời. Nô-ê đã được ban cho những chỉ dẫn giống như ban đầu Chúa ban cho A-đam.

Từ Áp-ram đến Áp-ra-ham: Sáng thế ký 12-24

Một số Ra-bi Do Thái cho chúng ta biết rằng vào thời điểm Áp-ram xuất hiện trên sân khấu của lịch sử cổ đại, hơn 2.000 năm đã trôi qua. Mặc dù loài người đã nổi loạn chống lại Chúa, nhưng tình yêu của Ngài dành cho họ chưa bao giờ thay đổi. Kế hoạch của Đức Chúa Trời là tìm một người mà Ngài có thể sử dụng để truyền tải thông điệp yêu thương. Chúa tìm thấy Áp-ram, người mà Ngài có thể thiết lập một mối quan hệ. Khi Chúa phán, Áp-ram lắng nghe, tin tưởng và thể hiện sự sẵn lòng để Chúa sử dụng. Vì vậy, Chúa đã chọn Áp-ram, đổi tên ông thành Áp-ra-ham và ban cho ông một lời hứa: Ngài sẽ khiến hậu tự của ông thành một quốc gia vĩ đại, sẽ trở thành nguồn phước cho toàn thế giới. Chúa muốn dạy cho Israel về chính Ngài, cũng như về tình yêu của Ngài đối với mọi tạo vật. Quốc gia đặc biệt này sau đó sẽ trở thành một nước của các thầy tế lễ, những người này sẽ mang thông điệp về tình yêu của Đức Chúa Trời đến tất cả các dân tộc trên thế giới. Israel sẽ cung cấp bối cảnh cho Đấng Mê-si được sinh ra trên thế giới để trả món nợ tội lỗi, để loài người được phục hồi một lần nữa trong mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời.

Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước.

Sáng thế ký 12: 1-3

Trong suốt cuộc đời của mình, Áp-ra-ham đã xây dựng các bàn thờ và dâng của lễ trực tiếp cho Đức Chúa Trời. Ngài đã có một kế hoạch đặc biệt cho tuyển dân Israel, Ngài sẽ hành động qua Áp-ra-ham. Tuy nhiên, phải mất thêm 500 năm nữa, Chúa mới tiết lộ kế hoạch này. Một phần trong kế hoạch bao gồm một cuộc hành trình dài 430 năm ở Ai Cập.

Từ thời vườn Ê-đen cho đến núi Si-nai bất kỳ người đàn ông nào ở bất cứ nơi nào cũng có thể xây dựng một bàn thờ và dâng của lễ trực tiếp cho Chúa. Mỗi người đàn ông hoạt động như một thầy tế lễ trong quyền và trách nhiệm của mình.

Có thể bạn quan tâm